Phượt Cao Bằng là chuyến đi kết thúc cuộc đời sinh viên của mình và mở ra một trang mới! Những người bạn ấy, những người đã đồng hành cùng mình trong chuyến đi đã cùng nhau bước qua những tháng năm tuổi trẻ đẹp nhất!

Trong nhóm mình có một em gái nhà ở Cao Bằng . Mùa hè năm ấy, em rủ chúng mình về nhà chơi. Lúc đầu chỉ là một chuyến đi nhỏ về thăm nhà bạn nhưng sau đó nó đã trở thành chuyến đi phượt Cao Bằng – Thác Bản Giốc đầy hấp dẫn. Chuyến đi đã bất thình lình xuất hiện trong đời mình như vậy đó!

Chúng mình thực hiện chuyến đi vào cuối tháng 6. Lúc đó, Cao Bằng vừa trải qua những cơn lũ quét.

Phượt Cao Bằng
Chuyến đi phượt Cao Bằng – Thanh xuân vẫy gọi

Thời điểm bấy giờ mình chưa biết nhiều khái niệm về phượt xe máy đường dài. Tuy từ nhỏ đã ngồi sau xe bố đi xa nhưng với địa hình hiểm trở khó khăn của miền núi thì đó thật sự là một thử thách. Vốn tính “ham sống sợ chết”, mà giờ mình vẫn vậy, nên lúc đấy mình hấp dở đi ô tô cùng một bạn gái khác. 8 thành viên còn lại đi xe máy!

Chuyến đi phượt Cao Bằng được chuẩn bị gấp gáp chỉ trong 3 ngày.

Phượt Cao Bằng

Lúc đấy, mình còn non quá, nghĩ rằng đi chơi có bạn có bè nên không tìm hiểu thông tin trước, xách cái thân đi là được rồi! Bọn mình ĐI là cứ ĐI thôi, không tìm hiểu trước lịch trình, mùa cao điểm, thời tiết nắng hay mưa.

Do gần bến xe Lương Yên, nên mình và bạn bắt xe khách đi từ đây. Hiện nay, xe khách liên tỉnh từ Hà Nội đã được phân luồng, đi Cao Bằng, bạn phải ra bến xe Mỹ Đình. Đi xe giường nằm có những hãng như Thanh Ly, Khánh Hoàn, Lương Sùng, Hiến Lợi… với giá vé từ 170 -200k/lượt. Bạn nên đặt vé trước để chủ động. Thời gian đi trên xe là khoảng 7-8 tiếng.

Đường phượt Cao Bằng khoảng 300 km. Xe máy đi trung bình khoảng 8-9 tiếng. Hiện nay, đã có đường cao tốc, ô tô đi mất khảng 5 đến 6 giờ.

Về khách sạn, bạn có thể tham khảo book phòng tại booking.comnhé!

Ngày 1: Hà Nội – Cao Bằng

Xe đi Cao Bằng chủ yếu là xe đêm. Ban ngày không có xe. Nhưng thời điểm đó, hai đứa mình không biết! Mình và bạn lóc cóc đi xe khách 24 chỗ, đi quốc lộ 1A đến Lạng Sơn rồi đi tiếp quốc lộ 4 – Lạng Sơn lên Cao Bằng. Xe khởi hành lúc 8h sáng.

Trời mưa, đường khó đi, vô cùng lầy lội và nguy hiểm. Với cung đường dài thế này, bạn nào ít đi có thể bị say và mệt.

Cũng nhờ đi qua Lạng Sơn mà mình có cơ hội được ngắm sông Kỳ Cùng. Sông Kỳ Cùng “kỳ lạ” như cái tên của nó vậy. Trong khi hàng ngàn con sông chảy ra biển Đông thìSông Kỳ là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy ngược về hướng Đông Bắc, sang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sông bắt đầu từ trên núi Bắc Xa, cao 1 166m, đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243 km.

Phượt Cao Bằng
Rừng xanh mát rượi…

Cùng lúc đó, đoàn xe máy đi theo quốc lộ 3 qua Thái Nguyên, lên Bắc Cạn rồi đến Cao Bằng. Trời mưa nhỏ, nên chuyến đi khá vất vả, 4 giờ chiều, chúng mình mới đoàn tụ.

Chuyến đi này, bọn mình có thành viên là người bản địa dẫn đường nên có rất nhiều thuận lợi.

Ngày 2: Suối Lê Nin, Núi Các Mác, Hang Pác Bó

Sáng hôm sau, chúng mình đi thăm di tích lịch sử suối Lê Nin, núi Các Mác, hang Pác Bó.  

Phượt Cao Bằng
Cả nhà mình cùng đi chơi nhé!

Nhóm có 4 xe, chúng mình mượn thêm 1 xe nữa là 5 để 10 đứa lên đường. Xe mình do nữ cầm lái nên được các xe khác quan tâm, hỗ trợ rất nhiều.

Đường đi đẹp mênh mang, hai bên cánh đồng trải dài xanh ngắt. Nhiều ngôi làng cứ thế xuất hiện rồi lại lùi dần về phía sau. Hàng cây đổ bóng trên đường dâm mát. Sau cơn mưa, có nhiều vũng nước trên đường, mỗi lần xe đi qua là bắn nước tùm lum.

Phượt Cao Bằng
Đồng Xanh hát rì rào

Cảnh đẹp quá, nên chốc chốc bọn mình lại dừng chụp ảnh, nghỉ ngơi. Nhóm có 3 máy ảnh, Ôm ngồi sau cứ nháy lia lịa, ghi lại bao khoảnh khắc ấn tượng.

Chuyến đi ngẫu hứng, bất ngờ nên đoàn không biết và cũng không kịp chuẩn bị đồ bảo hộ, giáp, áo mưa… Anh em cứ thế mà đi, cung đường phượt đầy ắp tiếng cười.

Phượt Cao Bằng
Đường núi quanh co

Đường vắng như chỉ có bọn mình phượt vèo vèo. Thời tiết mát mẻ, gió đong đưa cùng nắng dịu dàng làm ảnh thêm sắc thêm tươi!

Chúng mình vừa đi vừa hát đồng thanh, thuộc bài nào hát bài đấy, nhất là các bài hát thiếu nhi, rộn ràng cả một góc đường. Người dân đi qua, ai cũng bất ngờ, nhìn cả lũ nhí nhố rồi bất giác cười theo, vẫy tay chào.

….

Phượt Cao Bằng
Nghỉ cái, ta làm Siêu Nhân nhỉ?

Nhóm đi qua mộ anh Kim Đồng – Người anh cả của đội Thiếu Niên Tiền Phong. Chúng ta ai chẳng có thời gian là đội viên của Đội TNTP chứ! Nếu có thời gian, bạn nên vào viếng anh.

Kim Đồng là bí danh của Nông Văn Dèn, một thiếu niên người dân tộc Nùng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu tiên củaĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15/ 5/ 1941. Bí danh của năm đội viên đầu tiên là: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thanh Thủy, Thủy Tiên.

Fanpage Hồ Tiểu Giang - Travel Blog

Anh Kim Đồng cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Một lần liên lạc, anh phát hiện quân Pháp đang xâm nhập, nên đánh lạc hướng chúng để các bạn đưa bộ đội về căn cứ an toàn. Anh Kim Đồng đã hi sinh ngay bên bờ suối Lê Nin ngày 15/ 2/ 1943, khi vừa tròn 14 tuổi.

Năm 1997, Kim Đồng được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Khu Di tích tích Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh tại Cao Bằng.

Từ xa đã nghe thấy tiếng suối róc rách.

Phượt Cao Bằng
Trên đường đi, bọn mình gặp rất nhiều con suối

Suối Lê Nin có màu xanh ngọc bích, trong vắt. Sau cơn bão, suối cuồn cuộn chảy về hạ lưu. Suối luồn qua vách đá tán cây, tung bọt trắng xóa. Nước suốt mát lạnh, xóa tan cái oi bức của trưa hè. Càng vào sâu trong rừng, bóng cây xòe rộng càng mát. Trên đường đi, dây leo chẳng chịt, vắt từ cây nọ sang cây kia, quấn quít không dời.

Phượt Cao Bằng
Sau cơn mưa, suối Lê Nin nước chảy ào ào

Chúng mình, không ai bảo ai, tự giác, tháo giầy hoặc đi dép lê, cất hết đồ đạc, di động tránh thấm nước. Mọi người nắm tay nhau đi tránh trơn trượt.

Phượt Cao Bằng
Núi Các Mác soi bóng trên Suối Lê Nin

Núi Các Mác sừng sững xanh tươi giữa rừng già. Cả bọn say sưa nghịch suối và chụp ảnh nơi đây.

Pác Bó hùng vĩ

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là,

Đây suối Lê nin, kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà.

(Thơ Hồ Chí Minh)

Phượt Cao Bằng
Nước suối xanh màu ngọc bích

Bên cạnh suối có 1,2 quầy hàng bán đồ giải khát.

Phượt Cao Bằng
Hoa nở giữa rừng

Tiếng suối vẫy gọi không dứt nên các anh em cao hứng nhảy xuống nghịch nước. Mình thuộc thành phần “thanh niên nghiêm túc” nên cùng 2,3 bạn nữa giữ đồ cho mọi người và tập trung quan sát xem có gì cần hỗ trợ. Vì thực sự lúc đó, nước chảy siết, cả lũ không thể nhảy xuống chơi hết được!

Phượt Cao Bằng
Phượt Cao Bằng – Đời có mấy khi chứ?

Đấy là khi suối vừa đón nhận cơn lũ lớn, còn bình thường, suối Lê Nin yên bình, nước xanh như ngọc có nhiều nét giống Cửu Trại Câu.phượt cao bằng

phượt cao bằng
Suối Lê Nin yên bình, xanh như ngọc bích

Hang Pác Bóẩm ướt sau những ngày mưa dài. Hang nhỏ và bé, chỉ đủ cho tầm 5 người đứng trong hang. Nghe nói, lúc Bác Hồ ở đây, hang rộng và to hơn nhiều, nhưng về sau bị phá hủy trong chiến tranh nên chỉ còn lại thế này.

Phượt Cao Bằng
Núi Các Mác sừng sững hiên ngang

Bác chọn hang Cốc Bó (tiếng địa phương nghĩa là “đầu nguồn”, Pác Bó là tên làng, nhưng quen được gọi là Pác Bó) vì từ hang có con đường dẫn sang bên kia biên giới và phía dưới chân núi có suối chảy qua, chính là suối Lê Nin.

Phượt Cao Bằng
Bàn đá lịch sử bị nước lũ vây quanh

“Bàn đá lịch sử” gần bị nước ngập qua hết, chúng mình phải mất một lúc mới nhận ra. Bàn và ghế đá được rào sắt xung quanh bảo vệ, nước lũ tràn qua biến toàn bộ khu vực này thành cái hồ nhỏ.

Là người dân Việt Nam, ai mà không biết đến 4 câu thơ của Bác:

Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Thơ Hồ Chí Minh)

Phượt Cao Bằng
Rồi ta làm mấy pô ảnh kinh điển

Dường như chỉ có 10 đứa lô nhố ở giữa rừng! Đứa nào đứa nấy ướt sũng mà vui nổ trời.

Phượt Cao Bằng
Thiên nhiên tự khắc đã kể câu chuyện của riêng mình

Chơi chán, nhóm chuẩn bị về thì một thành viên phát hiện đánh rơi chìa khóa xe máy. Có lẽ là trong lúc nghịch nước! Vậy nên, chúng mình phải gọi chú thợ khóa từ thị trấn vào để sửa. Cả lũ thần thờ ngồi đợi.

Thế là ta được cào “Cao Bằng” rồi!

Đọc thêm:

Hành trình Cao Bằng – Thác Bản Giốc – Hát vang khúc ca tuổi trẻ (phần 2)

Hành trình Cao Bằng – Thác Bản Giốc – Hát vang khúc ca tuổi trẻ (Phiên bản tiếng Anh)

Chuẩn bị phượt bụi nhóm – Hà Giang – Mùa Tam giác mạch 

Về Sa Pa – Thiên Đường gọi tên – mùa nước đổ

Lạc lối ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh)

12 lý do Con gái nên du lịch một mình một lần trong đời

Khám phá công viên địa chất Dã Liễu, thăm “Nữ Hoàng” – Đài Loan

14 bí kíp “không thể không biết” khi chị em du lịch một mình

Sổ tay kinh nghiệm đi du lịch tự túc Động Thiên Đường (Phong Nha, Quảng Bình)

Về vùng đất khói lửa – Quảng Trị

Đà Nẵng – Thành phố chúng ta cùng theo đuổi (phần 2)

Về thăm những ngôi chùa ở Bắc Ninh

Nhật ký du lịch Chùa Ba Vàng Uông Bí

Tớ đã “đổ” chương trình Người Sống Sót như thế nào? (Phần 2)

Tuyển tập các Blogger người nước ngoài nói về Việt Nam

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here