Đến Quảng Trị đương nhiên phải đến Sông Bến Hải, Cầu Hiền Lương, địa đạo Vĩnh Mốc dù thời gian không cho phép, cũng mong không gian mang lịch sử lại gần…

Ngày thứ 3, Sông Bến Hải, Nghĩa trang Trường Sơn, Địa Đạo Vĩnh Mốc

Đến Quảng Trị, mình nhớ nhất cảm xúc khi đứng trên cầu Hiền Lương

Hôm đấy, mình mắc một sai lầm là đi Sông Bến Hải , cầu Hiền Lương trước rồi mới đi Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, việc này khiến bọn mình phải đi lại một quãng đường giữa lúc trời bão nắng. Bạn nên đi thăm Nghĩa trang trước để tiện đường hơn. Đây cũng là mặt trái khi bạntự đi du lịch, nhiều khi thiếu thông tin hoặc chủ quan, bạn quyết định sai, nhưng đừng lo, “cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”.

Cụm di tích sông Bến Hải vẫn còn giữ được những hiện vật nguyên trạng như xưa. Đây chính là nhân chứng “vật lý” được biết đến với tên gọi khác là Vĩ tuyến 17 – đã từng chia cắt 2 miền Nam – Bắc Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 . Đã có một bộ phim điện ảnh kinh điển được lớp lớp thế hệ người Việt yêu quý, Vĩ tuyến 17 – Ngày và đêm của đạo diễn Hải Ninh về sự kiện này.

Cây cầu bê tông vững trãi đã được xây để tiện cho giao thương hiện đại và cây cầu anh hùng năm xưa giờ yên bình, đứng yên đó, dịu dàng đón khách tới thăm quan. Trên thành cầu vẫn sơn 2 màu rõ rệt năm nào, là chứng tích đất nước từng bị chia cắt. Mình đi một mạch đi từ đầu này sang bên kia rồi lại đi ngược lại.

địa đạo vĩnh mốc
Cầu Hiền Lương vẫn còn màu sơn năm xưa

Tiếng sàn gỗ kêu lạch cạch, lạch cạch, lấp loáng ánh nước hắt lên từ dưới cầu.

Phim tài liệu – nguồn internet:

Bảo tàng xây ngay bên cầu, trưa vắng chỉ có một vài tốp khách Tây đến thăm. Vừa vào đến cửa, thấy tượng Bác, họ hô lên ngay: Hồ Chí Minh!

Con đường đến Nghĩa trang Trường Sơn đi qua một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh. Đây là quãng đường mình rất mong chờ vì chỉ nghe đến thôi đã thấy hạnh phúc rồi.

địa đạo vĩnh mốc
Nghĩa Trang Trường Sơn yên bình

Bên đường, có những hàng cây lá rụng hết, vàng khô, mình không biết là cây gì, lại cứ tưởng là cây chết. Sau đó, khi thấy thân cây bị rạch và có gáo hứng nhựa, mình mới biết đấy là cây cao su.

Đó cũng là lần đầu tiên mình nhìn thấy cây cao su ngoài đời thật.

địa đạo vĩnh mốc
Đường đất đỏ, hai bên là rừng cây cao su đã đỏ lá

Hàng cây thẳng tắp, đều, gầy gò làm mình nhớ đến câu thơ xưa về những người công nhân làm ở đồn điền cao su thế kỷ trước! Thế nhưng, rừng cây cao su đứng trước mặt mình lại mang đến cảm xúc hạnh phúc! Chúng mình linh động rẽ bừa vào một con đường đất đỏ, hai bên ánh nắng chiếu xiên qua những kẽ lá lung linh. Thảm cỏ xanh phủ lá vàng, tất cả mọi thứ đều quá đẹp! Mình mới hiểu vì sao trong Nam, người ta chụp ảnh cưới ở đây! Khi lá xanh thì cảm thấy yêu đời, khi lá vàng lại nên thơ đến thế!

Đến Nghĩa Trang, chúng mình đi một vòng trước, thấy rõ các hạng mục ở đây vẫn còn đang xây dựng và hoàn thiện. Sau đó, hai đứa đứng viếng tại cổng trung tâm, vào một số khu lân cận.

địa đạo vĩnh mốc
Di tích Cầu Treo – Bến Tắt bên cạnh Nghĩa Trang – chiến trường xưa khốc liệt

Ngay cạnh Nghĩa Trang là di tích Cầu Treo – Bến Tắt, một nhân chứng của chiến tranh. Dưới chân cầu, cát trắng và nước xanh, không khác gì những bãi biển ngoài khơi xa.

Có rất nhiều đoạn trên đường Hồ Chí Minh còn vết tích của rừng già nguyên sinh, quý vô cùng. Tuy nhiên nhiều tài xế ở đây cũng lạ quá! Rõ ràng là đường rộng, chỉ có xe của anh ta và mình, mình đã tránh đường mà khi đi qua anh ta vẫn cố bóp còi inh ỏi làm ai nghe thấy cũng giật nảy mình. Không biết là do nhu cầu thể hiện, muốn được chú ý hay trêu đùa, nhưng mình thấy ý thức kém quá! Nếu lái xe giật mình, tự dưng lái xe đâm vào đâu hay ngã thì sao? Có thể để rừng cây yên tĩnh một chút được không ?

Fanpage Hồ Tiểu Giang - Travel Blog

Các bạn thuê xe nhớ chú ý bình xăng và căn xăng cho sát, cho xe “ăn” đúng giờ nhé! Vì vào đồi vào núi khó tìm trạm xăng lắm. Sau ngày đầu tiên mình đã ngồi tính số km đi được và số tiền đổ xăng để tính cho từng ngày sau và cả chuyến đi. Vì là xe lạ nên không thể nói trước điều gì, bạn nhớ cận thận nhé!

Nói đến đây, mình cũng muốn cảm ơn “em xe” yêu quý đã đồng hành suốt chuyến đi. May nhất là em không đỏng đảnh, không xịt lốp, chết máy hay bị ốm dù chuyến đi khá căng thẳng!

Gần vào đến Vĩnh Mốc, mình thấy hai, ba chiếc xe của các bạn Tây đi phượt vừa về! Bọn mình đi qua, không ai phải hẹn trước, vẫy tay chào nhau!

Địa Đạo Vĩnh Mốc
Một cổng vào ở Địa Đạo Vĩnh Mốc

Vé vào Địa đạo Vĩnh Mốc là 40k/người, tin mình đi, giá vé hoàn tòan xứng đáng vì Vĩnh Mốc rất tuyệt vời.

Trời mưa lâm thâm, chúng mình vào trong nhà xem phim tư liệu về Địa Đạo Vĩnh Mốc.

Ngay ngoài cổng là cửa vào số 13, một người dân nhắc chúng mình, là cổng 13 không có đèn, cổng số 3 mới có đèn để thăm quan. Nhưng máu phiêu lưu nóng lên, mình vẫn xuống cửa hầm số 13 xem sao, không có đèn thì thử khám phá xem dẫn đi đến đâu!

địa đạo vĩnh mốc
Hoa Tre ở đại đạo Vĩnh Mốc – một hiện tượng hiếm gặp

Trước đây, mình đã đi thăm quan Địa Đạo Củ Chi, nên mình nghĩ Vĩnh Mốc cũng như vậy. Nói về vai trò, ý nghĩa lịch sử thì đương nhiên rồi, hai công trình đều quá đỗi tự hào, nhưng Địa đạo Vĩnh Mộc được bảo tồn, xây dựng, đầu tư đẹp và chất lượng hơn hẳn! Lòng hầm cao hơn 1m6 nên nhỏ bé như mình vẫn có thể đi thẳng lưng. Chúng mình bật đèn pin của di động để đi vào, một tay vừa sờ tường vừa đi, thấy chỗ rẽ nào mình cũng đi vào để xem dẫn đến đâu, rồi lại quay lại đi đường chính. Thỉnh thoảng mình không quên bất chợt ngã ngửa ra, hét lên để …dọa em gái!

Trước đây, khu này toàn là tre gai. Gần đây người ta mới trồng tre như thế này để tái hiện một phần lịch sử. Con đường được hai hàng tre xòa bóng xanh mát trở nên hun hút. Mình vừa đi vừa ngẩn ngơ vì quá đẹp!

Cũng tại đây, lần đầu tiên mình nhìn thấy “hoa tre”. Hoa tre trong truyền thuyết rất rất hiếm, là biểu tượng của điềm gở, vì khi hoa xuất hiện, cây tre sẽ chết, mất mùa, nạn đói hoành hành. Nhưng thực tế, hoa xuất hiện là đểbáo hiệunạn chuột xâm lăng nên dẫn đến mất mùa, chứ không phải hoa nở thì mất mùa! Hơn nữa, mình thấy cả đời tre, trước khi chết nở hoa thật huy hoàng thật cao quý. Lúc mình đến có 3 cây đã ra hoa, 1 cây hoa nở nhiều, rủ tứ phía, phần rễ đã nhuộm vàng úa.

Dưới tầng tầng lớp lớp tán tre đó, mình nghe thấy tiếng sóng biển!

Địa Đạo Vĩnh Mốc
Con đường quanh địa đạo Vĩnh Mốc đi ra biển

Và cuối cùng biển hiện ra, vỗ bờ Vĩnh Mốc hiền dịu! Oa, thế là ngày xưa, cha ông xây được địa đạo ngay cạnh biển, không sợ sóng lớn!

địa đạo vĩnh mốc
Một bên là biển, một bên là Địa Đạo ăn sân vào đất thật quá tuyệt vời!

Cuối cùng chúng mình cũng tìm được cổng vào số 3 ở cuối hành trình. Hai đứa gặp một đoàn khách Thái Lan và bắt đầu đi xuống. Trong địa đạo có một số mô hình để mô phòng người dân năm xưa đã sống dưới hầm thế nào như canh gác, ăn uống, làm việc, trông trẻ …đèn vừa đủ để bạn nhận biết đường, vừa đủ tối để quay ngược thời gian.

Bên cạnh những đường hầm bí mật, vẫn còn những đường hầm lộ thiên chằng chịt. Không chịu đi như người thường, mình còn nhảy xuống đi phía dưới để thử cảm giác thăm dò …quân địch.

địa đạo vĩnh mốc
Bãi biển có rất nhiều đá và rong mọc xanh mướt

Đang đi, thì mình thấy một cổng ra. Biển! Chúng mình không ai bảo ai mà tự chạy về phía biển!

Chính là con đê chắn biển chúng mình nhìn thấy lúc nãy nhưng khoảng cách gần hơn. Chúng mình đi dọc đê, nơi những cây dứa dại tua tủa trấn giữ, rồi theo bậc cầu thang đi ra biển! Xa xa là bãi cát trắng uốn lượn với những con sóng đuổi nhau vào bờ…

Hoang xơ quá, gần như không có ai, nước trong, vài con sứa to đồ sộ bị sóng đánh bật lên trên đê. Chắc chỗ này sóng hay đánh vào nên rêu/rong mọc xanh mướt. Chúng mình men theo bờ đê, đi về phía bãi cát, nơi những con thuyền màu xanh đang đậu.  

Trên bãi biển, cát trắng xen với những hòn đá đen mịn bị bao mòn theo thời gian, lấm tấm rêu/rong xanh. Cả bãi biển, chỗ nào cũng như những quân cờ vây đen bóng, đủ kích thường nằm la liệt. Một nhóm các bác ngư dân đang tất bật chuẩn bị cho thuyền ra khơi.

địa đạo vĩnh mốc
Đến giờ nghịch biển rồi!

Hai đứa chúng mình lôi máy ra chụp choẹt.

Mình quyết định cởi hẳn giày để đi nghịch biển, chẳng lẽ mang tiếng đi biển lại không xuống biển tý nào!

Chán chê mê mải, 1 giờ qua nhanh quá, chúng mình quay về địa đạo…

Kế hoạch lúc đầu về Cửa Tùng tắm, nhưng một phần vì đã nghịch biển rồi, một phần vì muộn mất giờ xe về nên chúng mình chỉ đi qua Cửa Tùng một chút rồi về Đông Hà ngay. Thậm chí chúng mình còn không kịp ăn tối chỉ kịp về khách sạn, trả phòng, thanh toán, trả xe rồi hớt hơ hớt hải chạy cho kịp chuyến!

địa đạo vĩnh mốc
Biển Cửa Tùng ngay bên cạnh địa đạo Vĩnh Mốc

Chúng mình về xe đêm, 4 rưỡi sáng đã có mặt ở Hà Nội!

Vậy là mình có thể “cào” thêm tỉnh Quảng Trị trên bản đồ cào Việt Nam của mình rồi!

Đọc thêm:

Về vùng đất khói lửa – Quảng Trị (phần 1)

Về vùng đất khói lửa – Quảng Trị (phần 2)

Về vùng đất khói lửa – Quảng Trị (phần 3)

Về vùng đất khói lửa – Quảng Trị (bản tiếng Anh)

Leo núi Bài Thơ Hạ Long – Địa điểm “sống ảo” thần sầu của giới trẻ

Cả ngày lênh đênh trên biển Tour Adventure Adam hóng ngắm Plankton và cái kết bất ngờ!

Nhật ký du lịch Alishan Đài Loan tự túc 1 ngày và cái kết không ngờ

Ngược dòng thời gian 1 ngày lạc lối ở Angkor Wat – Campuchia

Những Blogger người nước ngoài nổi tiếng ở Việt Nam

Tớ đã đổ chương trình Survivor như thế nào?

Phượt Mộc Châu hái mận – Tà Xùa săn mây

Nhật ký hành tranh du lịch hồ Nhật Nguyệt (Đài Trung) 2 ngày tự túc

Trải nghiệm đi xe bus 2 tầng thú vị thăm quan toàn thành phố Đài Bắc

Hướng dẫn săn vé tàu hỏa đỏ xuyên rừng nổi tiếng Alishan 

Đi thuyền Thăm quan “Trời sinh một cặp” động Phong Nha động Tiên Sơn

Bay ngắm Vịnh Hạ Long bằng Thủy Phi Cơ: trải nghiệm thật sự đắt giá!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here