Vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống bên cạnh những làn điệu quan họ da diết còn là đất Phật an lành. Những ngôi chùa ở Bắc Ninh nghìn năm tuổi vẫn ngày ngày hương khói, từ lâu đã là điểm đến của Phật tử bốn phương. Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch ở Bắc Ninh thì không thể bỏ qua những địa điểm sau, đây là những ghi chép thực tế từ chuyến đi của mình.

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích nằm trên núi Lạn Kha thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du. Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời với kiến trúc đậm chất thời Lý. Chùa có bức tượng phật bằng đá tọa lạc trên tòa sen thời Lý lớn nhất Việt Nam.

chùa ở Bắc Ninh
Tháp ở Chùa Phật Tích

Lịch sử ghi nhận, chùa được vua Lý Thánh Tông, Nguyên phi Ỷ Lan, Trần Nhân Tông, Trần Nghệ Tông, Lê Hy Tông, Lê Hiển Tông… ghé thăm và đầu tư tu sửa, xây mới nhiều lần.

Chùa Phật Tích gắn liền với nhiều sự tích, truyền thuyết như câu chuyện về chàng Từ Thức gặp nàng Giáng Hương trong Hội Mẫu Đơn.

chùa ở Bắc Ninh
Những đôi thú nghìn năm tuổi

Chùa Phật Tích Bắc Ninh sở hữu mười linh thú gồm 5 đôi: sấu, ngựa, trâu, voi, sư tử. Trong đó, 4 đôi đều được tạc bằng đá nguyên khối (trừ con trâu).

chùa ở Bắc Ninh
Khuôn viên chùa Phật Tích

Ở phía sau, có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17.

chùa ở Bắc Ninh
Đại diện trong chùa Phật Tích Bắc Ninh

Ngày nay, khi đến thăm chùa Phật Tích, từ xa bạn đã có thể thấy Đại Phật tượng bằng đá cao 27 m, nặng 3.000 tấn được đặt trên đỉnh núi. Phía trước là bảo tháp cao vút trời xanh.

chùa ở Bắc Ninh
Chùa Phật Tích Bắc Ninh linh thiêng

Từ Thuận Thành đi Tiên Du, thay vì đi đường bộ rất xa, bọn mình đi phà qua sông Đuống, vé mỗi lượt người và xe khoảng 5-7k. Qua phà sẽ là một trải nghiệm rất thú vị dù rất ngắn, chỉ khoảng 5 phút.

Chùa Dâu

Chùa Dâu có tên chữ là Pháp Vân tự, Diên Ứng tự hay Cổ Châu tự thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa Dâu ở Bắc Ninh là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam.

chùa ở Bắc Ninh
Tháp ở chùa Dâu – chùa ở Bắc Ninh

Chùa Dâu Bắc Ninh ghi nhận dấu tích của buổi đầu Phật giáo du nhập vào nước ta. Chùa thờ Phật Pháp Vân (Nữ Thần Mây) một trong Tứ pháp (Mây – Mưa – Sấm – Chớp). Bao đời nay chùa vẫn được xem là “Đệ nhất cổ tự trời Nam”.

chùa ở Bắc Ninh
Khu vực viết thư pháp trong chùa Dâu Bắc Ninh

Tháp Hòa Phong được xây bằng gạch cỡ lớn, nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Ban đầu, tháp có chín tầng, nhưng thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi đến tận bây giờ.

chùa ở Bắc Ninh
Khuôn viên ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam
chùa ở Bắc Ninh
Những bức tượng cổ ở chùa Dâu Bắc Ninh

Chùa Bút Tháp

Về thăm những ngôi chùa ở Bắc Ninh, không thể không đến thăm chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự. Chùa nằm bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành. Chùa Bút Tháp là ngôi chùa có tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất nước ta.

chùa ở Bắc Ninh
Một góc chùa Bút Tháp Bắc Ninh

Tháp Bảo Nghiêm cao 13,05 m thờ Hòa thượng Chuyết Chuyết, vị hòa thượng nổi tiếng từ Trung Hoa sang Việt Nam. Năm 1876, vua Tự Đức đi qua đây thấy ngọn tháp trông giống như một cây bút viết lên trời nên gọi là Bút Tháp.

chùa ở Bắc Ninh
Ngọn tháp như viết lên trời xanh

Trong Tích Thiện Am, một tòa tháp gỗ màu đỏ 9 tầng 8 mặt có tên là Cửu Phẩm Liên Hoa. Tháp có thể quay tròn quanh một trục. Du khách thập phương đều muốn tận tay đẩy tháp quay ít nhất một vòng lấy may mắn, mong được Phật phù hộ.

(Video – tháp 9 tầng)

chùa ở Bắc Ninh
Tượng phật Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ nổi tiếng

Khuôn viên chùa rất rộng, thân thiện, hòa hợp với thiên nhiên. Chùa Bút Tháp Bắc Ninh lưu giữ rất nhiều kiến trúc cổ có giá trị cả về Phật giáo, lịch sử, kiến trúc và văn hóa.

chùa ở Bắc Ninh
Bút Tháp từ xa…
chùa ở Bắc Ninh
Hai cây đa cổ thụ nghiêm trang bên chùa
chùa ở Bắc Ninh
Chùa với kiến trúc truyền thống ấn tượng được nhiều du khách đến thăm
chùa ở Bắc Ninh
Đường vào chùa Bút Tháp

Lăng Kinh Dương Vương

Kinh Dương Vương là một nhân vật truyền thuyết, là ông nội vua Hùng Vương thứ nhất, thuộc dòng dõi Vua Thần Nông, được suy tôn làm thủy tổ của người Bách Việt. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân.

chùa ở Bắc Ninh
Cổng Lăng Kinh Dương Vương – Bắc Ninh

Khu lăng Kinh Dương Vương nằm ở ngoài đê, bên cạnh dòng sông Đuống. Không như những ngôi chùa ở Bắc Ninh khác, Lăng Kinh Dương Vương chỉ khiêm tốn, nhỏ bé dưới bóng cây đại thụ. Lăng tĩnh mịch, uy nghiêm nhìn ra bờ sông và những cánh đồng, quan sát cuộc sống của người dân Kinh Bắc.

chùa ở Bắc Ninh
Lăng Kinh Dướng Vương dưới bóng cây cổ thụ

Thời Pháp thuộc, lăng bị tàn phá trơ trụi. Đến năm 1971, nhân dân mới có điều kiện quy hoạch và tôn tạo khang trang như bây giờ.

…..

Hành trình một ngày của mình chỉ đến thăm được những chùa trên. Bắc Ninh còn nhiều chùa, đền nổi tiếng như chùa Lim (Hồng Ân), chùa Tiêu, chùa Bách Môn (chùa Linh Cảm), chùa Dạm, chùa Hàm Long, chùa Linh Ứng (Chùa Ngọc Khám), chùa Phúc Nghiêm (chùa Tổ), Đền Đô, Đền Bà Chúa Kho, Đền Giếng,…

Nếu bạn có nhiều thời gian hơn, hãy đến thăm những ngôi chùa ở Bắc Ninh khác nữa nhé!

…..

Hướng dẫn đi thăm những ngôi chùa ở Bắc Ninh

Đường đi từ Hà Nội đến Thuận Thành, Bắc Ninh:

Có 2 đường dành cho xe máy đi từ Hà Nội đến Bắc Ninh nhanh và tiện nhất:

Cách 1:đi theo đường 5. Từ nội thành Hà Nội đi cầu Vĩnh Tuy hoặc Chương Dương đến nhà máy sữa Hà Nội (Vinamilk) – bên trái đường – khoảng 5 km thì rẽ trái rồi đi theo hướng Sủi – Keo: (Lệ chi) Gia Lâm – Thuận thành.

Vừa đi các bạn có thể vừa hỏi đường và nhờ Google Map hỗ trợ, sẽ rất thú vị đấy!

chùa ở Bắc Ninh
Du khách chụp ảnh tại chùa Bút Tháp

Cách 2:đi theo đường đê. Cách này thật sự mang lại cho bạn rất nhiều trải nghiệm bởi rất nhiều …gió. Đi dọc bờ đê bạn sẽ được ngắm những cánh đồng hai bên đường. Đường đê thường vắng, ít khi gặp ô tô.

Bạn sang Long Biên, đi đường Ngô Gia Tự đến cầu Đuống, nhưng không qua cầu mà rẽ phải, lúc này bạn bắt đầu đi vào đường đê. Cứ thế đi dọc đê đến chùa Bút Tháp. Từ đây bạn dùng Google map hoặc hỏi người dân đến các chùa khác nhé! Các chùa ở Bắc Ninh mình liệt kê trong bài đều cùng một cụm, rất gần nhau. Bạn đi 1 vòng, trong vòng 1 ngày là hết!

Chúc các bạn đi vui vẻ!

Vậy là mình có thể “cào” thêm “Quê hương Quan họ” Bắc Ninh trên bản đồ cào Việt Nam của mình rồi!

Đọc thêm:

Lịch trình đi Yên Tử 1 ngày – Thứ tự đầy đủ các chùa trên Yên Tử

Đà Nẵng – Thành phố chúng ta cùng theo đuổi

Nhật ký du lịch Chùa Ba Vàng Uông Bí

Phượt 3 ngày: Săn mây Tà Xùa – Mộc Châu mận ửng hồng (Phần 1)

Phượt Mộc Châu – Trái tim Xanh của đất trời

Phượt bụi nhóm – Hà Giang vẫy gọi – Mùa Tam giác mạch Phượt Cao Bằng – Thác Bản Giốc ngập tràn tuổi thanh xuân

12 lý do Con gái nên du lịch một mình một lần trong đời

14 bí kíp “không thể không biết” khi chị em du lịch một mình

Về vùng đất khói lửa – Quảng Trị

Tất tần tật kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương) tự túc

Phú Quốc có gì? Mà gây thương nhớ những “Trái tim xê dịch”

Nhật ký hành trình Trung Quốc mùa Xuân: Vân Nam – Hồ Nam (Phần 1)

Group Travelling – Ha Giang in November – buckwheat flower season (part 4)

Hành trình về chùa Lân Yên Tử

Nhật ký Thanh Xuân – du lịch biển Cồn Vành Thái Bình (Phần 2)

Các địa điểm du lịch ở Ai Cập tự túc bạn gái nên ghé qua (P1)

Chinh phục đỉnh Fansipan: Review kinh nghiệm leo Fansipan chi tiết, cụ thể cho bạn gái

Nhật ký hành trình Trung Quốc (Vân Nam – Hồ Nam) – Du lịch Trương Gia Giới (Phần 11)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here