Núi Thương Sơn ( tiếng Trung: 苍山) còn gọi là Điểm Thương Sơn (点苍山) là một dãy núi ở phía tây Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc.

Đỉnh cao nhất của là Mã Long Tuyết Sơn, cao 4 122 m, quanh năm tuyết phủ. Ngoài ra dãy núi Thương Sơn còn có 18 đỉnh khác đều cao trên 3 500 m. Giữa mỗi dãy núi lại có 1 thác nước. Bởi vậy, 19 ngọn núi cao và 18 các thác nước tạo nên một kỳ quan hùng vĩ của thiên nhiên. Nước từ các con suối đều chảy về hồ Nhĩ Hải.

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Bản đồ du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc (ảnh Internet)

Từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh hồ Nhĩ Hải, hồ nước ngọt lớn thứ ba Trung Quốc.

Núi Thương Sơn (Trung Quốc) nổi tiếng vì thực vật đa dạng, phong phú với trên 3.000 loài thực vật.

Tên gọi “Thương Sơn” xuất hiện từ thời nhà Đường. Từ thời Minh đã có truyền khẩu: “Sống dưới bóng Thương Sơn, cả một đời thanh nhàn”…  ý nói cuộc sống nơi đây an nhàn, ấm no.


Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Núi Thương Sơn nổi tiếng với Phong – Hoa – Tuyết – Nguyệt

Nói về kỳ quan, mỹ cảnh, ở Thương Sơn, Đại Lý lưu truyền câu “Hạ quan phong, Thượng quan hoa, Thương Sơn tuyết, Nhĩ Hải nguyệt”.  Ý muốn nói: Gió dưới chân núi, hoa lưng chừng núi, tuyết trên đỉnh Thương Sơn, trăng dưới hồ Nhĩ Hải… Đây cũng là những lý do khiến du khách tìm đến đây.

Phong – Hoa – Tuyết – Nguyệt, chính là điều khiến người Bạch ở Đại Lý tự hào khi nói về vùng đất Thương Sơn kỳ vĩ.

Ngọn núi Thương Sơn huyền thoại cũng được biết đến qua những trang tiểu thuyết võ hiệp như Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung.


Đây là bài review thực tế, mình viết lại qua lời kể của một người bạn đã du lịch Vân Nam Trung Quốc trong vòng 10 ngày. Bạn mình đi nhóm 2 người vào tháng 1, khi mùa đông đã đến, có tuyết bay. Nhưng hôm bạn mình đi đáng tiếc là không có tuyết.

Hi vọng những thông tin sau sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn khi đưa Thương Sơn vào lịch trình của mình khi ghé thăm Vân Nam . Bài viết sau viết theo cái nhìn từ ngôi thứ nhất.

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc


Hai đứa mình đã muốn đến Vân Nam từ lâu nên gom được 10 ngày nghỉ để đến vùng đất tuyệt vời này. Lúc lên lịch trình cụ thể, tụi mình tình cờ đọc được bài review của một blogger nước ngoài về Thương Sơn. Cũng thấy ít người Việt nhắc đến điểm này nên muốn đi thử.

Theo lịch trình, tụi mình ở Đại Lý 2 ngày. Khách sạn chỗ mình ở tên là The summer’s living house (羊知味客运站) , qua trang booking.com, tầm 250k/ng/đêm.  Chút nhận xét của mình về khách sạn là khách sạn mới, đi bộ chỉ tầm 10 phút đến phố cổ, phòng dễ thương, sạch sẽ. Đặc biệt là bạn chủ khách sạn rất nhiệt tình, nói được tiếng Anh. Các bạn đi đâu có thể nhờ bạn chủ book xe dùm hoặc tư vấn cách đi.


Buổi sáng, tầm 10 giờ, bọn mình đi núi Thương Sơn (Vân Nam, Trung Quốc). Hai đứa đi bộ đến phố cổ rồi bắt Taxi đến núi Thương Sơn. Chi phí taxi là khoảng 25 – 30 tệ/ chiều.

Ngoài ra, đi về rồi, Hồ Tiểu Giang tìm hiểu thấy có 2 cách nữa bạn có thể đi du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc.

  1. Cáp treo từ phía tây của phố cổ Dali và dừng lại ở chùa Zhonghe. Vé là 35 tệ/khứ hồi. Đây là cung đường trekking dài 18 km, dọc theo đường Yudai, du khách có thể vừa đi bộ vừa thưởng thức cảnh thiên nhiên khi lên núi.
  2. Dưới chân núi, người dân địa phương có cho thuê ngựa, vì vậy du khách có thể chọn cưỡi ngựa đến đền Zhonghe. Giá khoảng 80 tệ/ giờ, bạn có thể thử mặc cả.

Đến Thương Sơn bạn sẽ thấy cổng mua vé cáp treo lên núi ngay bên phải, còn bên trái là cổng là hướng lên chùa Cảm Thông – Gantong temple.

Vì lúc bọn mình đến đã trưa rồi nên bọn mình lên chùa trước. Trên đường đi hai bên có quầy bán gà rán, trà sữa,trái cây… nên nếu bạn không kịp ăn sáng cũng không lo bị đói.

Ở đây bạn có thể chọn đi bộ lên (đường dốc – nhưng mình thấy cũng nhiều người đi), mất tầm 15 phút. Phương án 2 là đi xe (1 xe đủ 4 người) tầm 10-15 tệ/người để lên chùa.


Chùa Cảm Thông, (Gantong Temple/ 感通寺) một danh lam thắng cảnh và là nơi linh thiêng của Phật giáo. Chùa được xây dựng vào thời nhà Đường và có tất cả 36 ngôi chùa. Do sự tàn phá của lịch sử, hiện chỉ còn một ngôi chùa.

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Chùa Gantong trên núi Thương Sơn (Ảnh Internet)

Ở chùa Cảm Thông, Thương Sơn, buổi trưa 11 giờ hơn có cơm chay. Mình xếp hàng để tại nơi có treo biển nhận phiếu, ban tổ chức có ghi bảng chỉ dẫn đầy đủ. theo mình tìm hiểu, ngày nào cũng phát cơm chay miễn phí. Hôm đó, tụi mình đi ngày trong tuần (không phải rằm). Để đáp lại, hai đứa bỏ thùng (công đức) 40 tệ, đây là tùy tâm, không bắt buộc.

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Không gian chùa Cảm Thông

Sau khi lấy phiếu, bạn xếp hàng để chờ đến lượt mình để lấy cơm. Hôm mình đi khá đông, không có chỗ ngồi, nhưng ai ai cũng trật tự xếp hàng. Nhìn hàng dài chứ cũng nhanh đến lượt mình lắm!

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Bát cơm chay của mình

Ở trong bếp các cô sẽ múc cơm và đồ ăn cho mình theo thứ tự. Bạn muốn ăn gì, nhiều ít có thể nói với mấy cô. Đây là tô cơm của mình, có ít món do mình chỉ ăn một số loại rau củ!

Sau khi lấy cơm, mọi người tùy ý tìm chỗ để thưởng thức. Trong và ngoài chùa đều bố trí bàn ghế để ngồi ăn, và có 1 thùng canh để sẵn để mọi người tự múc. Ngay cả khu vực ngồi ăn cũng đẹp nữa!

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Khu vực ăn chay rất đẹp!
Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Khu vực ăn chay trong nhà

…  

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Khu vực ăn chay ngoài trời
Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Ánh nắng trên Thương Sơn

Sau khi ăn xong, du khách tự giác đem tô vào bếp, xếp trong khu vực quy định. Bên ngoài có khu vực dùng trà riêng. Văn hóa Trà của người Bạch ở đây cũng rất nổi tiếng nhưng do không đủ thời gian nên tụi mình bỏ qua.

Không gian chùa Cảm Thông cổ kính, nhưng cũng rất thoáng, chia thành nhiều khu riêng.

Hai đứa mình tiếp tục bắt xe quay lại cổng để mua vé cáp treo.


Cáp treo lên núi có 3 loại, cao nhất là cáp lên 3 900m (Ximatan, đi cáp treo mất 35 phút), tùy điều kiện thời tiết mà bạn có thể chọn đi cáp nào. Vé vào cổng khu du lịch – Thương Sơn là 30 tệ. 282 tệ cho vé khứ hồi cáp treo Ximatan, 80 tệ/ vé khứ hồi cáp treo Gantong, 90 tệ /vé khứ hồi Cáp treo Zhonghe. Bạn có thể dùngthẻ IYTC để được giảm giá vé thăm quan vào cổng.

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Cáp treo Thương Sơn

Mình đi cáp treo Cảm Thông, cáp treo được đặt tên theo tên chùa. Từ cáp treo có thể ngắm hồ Nhĩ Hải, núi tuyết Thương Sơn, thành cổ Đại Lý, Tam Tháp Đại Lý. Cáp treo bắt đầu từ chùa Cảm Thông đến suối suối Qingbi (碧溪), dài 2 630 m. Mỗi cabin chứa tối đa 6 người, hoạt động từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Thời gian đi một chiều ngắm cáp treo là 15 phút.

Lúc mình đến cáp treo, thì khá vắng, hai đứa “bao” riêng 1 cabin, tha hồ chụp ảnh, thưởng ngoạn.

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Đường Trekking ở Thương Sơn

Cáp treo đi giữa rừng cây, không nhanh lắm, nhưng do mình đi hôm đó gió thổi mạnh nên lắc lư một chút! Hơi sợ!

Ở trên núi Thương Sơn có vài cửa hàng bán nước giải khát, đồ ăn nhẹ và có nhà vệ sinh. Nhưng nếu các bạn dự định đi chơi lâu thì nên mang theo nước và đồ ăn nhẹ, vì phải leo bậc thang lên cao hoặc đi vòng vòng mới có chỗ bán.

Lên đến nơi, khu du lịch có bảng hướng dẫn tham quan các khu, cách bao nhiêu mét để bạn tùy bạn chọn.

Một số cặp đôi mua khóa và dây ruy băng để treo lên cây với hi vọng tình yêu trường tồn cùng đất trời.

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Một cây nguyện ước

Ngoài ra còn có một bàn cờ tướng to thật là to để mọi người ngồi nghỉ và chụp hình. Con suối nhỏ chảy qua dịu dàng nữa nhưng lúc này do đã mệt, bọn mình không chơi được nhiều!

Thời tiết ở Đại Lý ban ngày dễ chịu, lành lạnh, dù nắng nhưng cũng không gắt.

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc

Ở Thương Sơn / Cangshan giúp bạn hòa mình và thiên nhiên, không khí vắng vẻ. rất thích hợp cho những bạn yêu thích sự yên tĩnh, nhẹ nhàng. Tuy nhiên du khách nên cân nhắc sức khỏe do đường ở Thương Sơn chủ yếu là bậc thang, dốc và dài. Các bạn gái nên nên mang giày bệt đi cho thoải mái và nhớ xem kỹ bản đồ để xác định địa điểm cần đi. Do mỗi điểm cách xa nhau và nhiều bến cáp treo. Thời gian lý tưởng tham quan, ăn uống ở đây tầm 3-4 tiếng.

Du lịch núi Thương Sơn Trung Quốc
Không gian trên núi rất yên tĩnh

Trên đường đi có mấy đoạn bậc thang dốc, mình và bạn đều đau chân nên đi gặp nhiều khó khăn. May mắn gặp một gia đình người Trung Quốc đi ngược lại, họ hỏi thăm điểm phía trên như thế nào do thấy tụi mình đi từ hướng trên xuống. Họ còn ngừng lại đỡ tụi mình qua đoạn đó. Nếu bạn không đủ thời gian hay sức khỏe nên hỏi các bạn đã đi rồi để cân nhắc nên đi hay không.

Thương Sơn (Trung Quốc) nhìn chung vẫn giữ được nét hoang sơ, vắng vẻ rất phù hợp cho bạn yêu thiên nhiên, trekking.

Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ!

Đọc thêm:

Tổng hợp Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc 

Lợi ích và hướng dẫn làm Thẻ sinh viên quốc tế ISIC du lịch khắp thế giới

Nhật ký Vân Nam – Hồ Nam: Kinh nghiệm du lịch bằng tàu hỏa Trung Quốc (Phần 1)

Nhật ký Vân Nam – Hồ Nam: Thành phố mùa Xuân Côn Minh (Phần 2)

Nhật ký Vân Nam – Hồ Nam: Mơ màng Lệ Giang (Phần 4)

Nhật ký Vân Nam – Hồ Nam: Tây Lương Nữ Quốc đời thực – hồ Lugu (Phần 7)

Nhật ký Vân Nam – Hồ Nam: Kỳ vĩ Ngọc Long Tuyết Sơn (Phần 6)

Nhật ký Vân Nam – Hồ Nam: Đi tìm chân trời đã mất ở Shangri La (Phần 8)

Nhật ký Vân Nam – Hồ Nam: Tìm đường đến Trương Gia Giới (Phần 9)

Hành trình 9 ngày: Lệ Giang – Shangri La – Tu viện Songzanlin – Hồ Napa: chuyện giờ mới kể

Thủ tục xin visa du lịch Trung Quốc dành cho bạn làm lần đầu

Chinh phục đỉnh Fansipan: Review kinh nghiệm leo Fansipan chi tiết, cụ thể cho bạn gái 

Nhật ký Thanh Xuân – du lịch biển Cồn Vành Thái Bình 

Đà Nẵng – Thành phố chúng ta cùng theo đuổi

Những điều cần biết khi đi du lịch Đài Loan tự túc

Kinh nghiệm đi du lịch Thượng Hải tự túc: Tô Châu – Hàng Châu – Hoành Điếm

Review và hướng dẫn đi chơi ngắm lá phong ở ga Che Cheng (Đài Trung)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here