Trên blog Hồ Tiểu Giang , mình đã ghi chépbài tổng quát du lịch Trung Quốc tự túcđược đúc kết sau 2 tuần lang thang xứ người. Thời gian thấm thoát trôi qua, ngồi đây khi vừa thực hiện xong chuyến đi Thượng Hải – Tô Châu – Hàng Châu – Hoành Điếm 7 ngày , mình tổng hợp tiếp kinh nghiệm đi Thượng Hải tự túc nói riêng và Trung Quốc (update) nói chung để các bạn tham khảo nhé!
Tưởng chẳng có gì để kể, mà viết xong thấy dài quá, các bạn chịu khó đọc nhé!
1. Visa Trung Quốc
Lần đầu đi Trung Quốc, mình quyết định tự xin visa. Bạn cũng biết đấy, mình xin visa vào đúng thời điểm khó khăn nhất, phải xếp hàng qua đêm, 5 lần 7 lượt mới thành công. Bạn có thể đọc thêmkinh nghiệm xin visa Trung Quốc tự túccủa mình tại đây. Nhưng lần này, mình cân nhắc làm dịch vụ. Với mình làm dịch vụ visa cũng là một trải nghiệm, biết thêm nhiều kiến thức. Sau khi tìm hiểu, mình chọn làm ở Nam Thanh, lúc mình làm là 80 USD.
Mình làm đúng lúc quy định về xin visa Trung Quốc thay đổi, là những khách cuối cùng được giá trên, sau đó thì tăng giá. 🙂
Các vấn đề chính thay đổi về việc xin visa du lịch Trung Quốc bạn cần chú ý:
- Tất cả phải xin Visa qua các Trung tâm dịch vụ visa Trung Quốc ở 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngoài 60 USD nộp phí Visa, bạn cần nộp thêm 685k phí dịch vụ qua Trung tâm.
- Cảnh xếp hàng, đợi chờ xin Visa sẽ không còn, do đã có thể đặt trước lịch trên website Trung tâm dịch vụ visa Trung Quốc.
…
Nhận được Visa mừng quá, mình đặt vé máy bay ngay! 🙂
2. Vé máy bay:
Căn mùa thu đi Thượng Hải – Tô Châu – Hàng Châu nên từ ba tháng trước mình đã rình săn vé. Mình check giá trên Skyscanners và Traveloka đúng ngày dự định đi rồi đặt thông báo tự động về tình trạng giá vé hàng tuần. Đúng là, không hẳn đặt càng xa vé càng rẻ. Lúc mình mới check, trước tầm 3 tháng, giá cao hơn, trước 1,5 tháng giá vé có giảm và giữ giá đến 1 tháng.
Chuyến bay thẳng có hãng Việt Nam Airlines, giá khoảng 10-12M. Còn transit có nhiều sự lựa chọn hơn của các hãng China Southern, Cathay Dragon, Air Macau… giá từ 4,8M – 7,2M với các khung giờ khác nhau.
Lúc đầu, mình cũng ngại bay transit lắm, thích tiện transit ở đâu thì ở lại chơi thêm vài ngày. Nhưng thời gian không cho phép, mà hai điểm transit phổ biến, giá “hạt dẻ” nhất là Ma Cao và Hongkong lại cần Visa. Nên sau khi cân nhắc, thời gian transit chưa đến 2 giờ, mình quyết định book Hongkong Airlines. Mình book vé máy bay qua Trip.com.
…
Khi đặt vé trên các trang web vé máy bay đại lý trung gian, bạn lưu ý, họ thường không đểgiá cuối cùng ngay từ đầu. Đến những phút cuối thanh toán sẽ phát sinh các chi phí như phí dịch vụ, thanh toán thẻ… cộng lên cộng xuống cũng lạm phát thêm vài trăm. Cuối cùng thì bao nhiêu công săn vé và tiết kiệm, bạn chọn những tên tuổi uy tín nhưng giá cao hơn lạirẻ hơn.
Trước khi đặt vé, mình lo thời gian transit chỉ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng không kịp nên đã hỏi trên các group du lịch, được nhiều anh chị tư vấn là hoàn toàn khả thi. Chỉ cần bay đúng giờ, xuống máy bay nhanh nhẹn, có làn đường riêng cho khách transit. Và quan trọng nhất, chuyển thẳng hành lý đến điểm cuối vì đã mua vé một cụm. Thực tế mình đi rất thong thả, transit nhanh chóng, chỉ cần check in 1 lần, rất thích.
Cuối cùng, việc đau đầu nhất, mình chia sẻ lại kinh nghiệm kiểm tra mã đặt vé máy bay (xem vé máy bay của bạn đã được xuất chưa?) khi bạn đặt vé qua các kênh đại lý.
…
Chuyện là, còn 3 tuần nữa mình bay, đặt vé xong yên tâm cày cuốc để sắp tới bung lụa mấy ngày. Thì một ngày đẹp trời, trên một group về du lịch nước ngoài, một bạn post về sự cố mà bạn gặp phải, cần giải đáp. Chuyện là bạn ấy săn vé máy bay giá rẻ đi Philippin khoảng gần năm trước. Sát ngày đi rồi, check lại mới phát hiện vékhông tồn tại, chuyến bay bị hủy từ lúc nào? Bạn ấy đặt vé qua web trung gian. Thế là các huynh tỷ cao thủ vào hỗ trợ. Tổng kết lại, ngay sau khi mua vé online, nhất là mua qua đại lý, bạn hãykiểm tra ngay mã đặt chỗ của mình đã được xuất thành côngtrên website hãng hay chưa?
Lý do bạn mua vé qua đại lý/ kênh trung gian rất thiết thực, nhiều khi vé rẻ được đến 30 – 50%, tiết kiệm được một khoản kha khá. Nhưng sau đó, bạn cần bỏ công để check lại vé, có gì còn xử lý kịp thời! 🙂
…
Như trường hợp của mình, mình đặt vé Thượng Hải transit qua Hongkong của Hongkong Airlines. Ngay sau khi nắm được thông tin, mình đã vào website hongkongairlines.com, tiếp tục vào “Manage Booking” điền e-ticket number, lấy từemail xác nhận đặt vévà các thông tin khác theo hướng dẫn. Tuy nhiên, nhận được thông báo của hệ thống –không thể tìm thấy! Hic! 😥
Hốt hoảng, mình thử năm lần bảy lượt mà tình hình không khá hơn. Nếu là một hãng máy bay Việt Nam bạn có thể dễ dàng gọi điện nhờ hỗ trợ. Ví dụ nhưVietjetair, trong chuyến đi Singapore, mình dễ dàng check trên website. Nhưng là một hãng quốc tế, chưa có văn phòng tại Việt Nam sẽ rất khó để bạn liên lạc, gửi mail lại mất thời gian.
May quá là Hongkong Airlines có văn phòng ở Hà Nội.
Số điện thoại là(024) 39 427 799, mình để luôn ở đây, bạn nào cần sẽ có ngay! Mình gọi đến, đọc số vé cùng một số thông tin cá nhân cơ bản và đượcxác nhận vé đã xuất thành công!Phù… may quá! 😀
Với Hongkong Airlines, bạn chỉ có thể kiểm tra vé trên webtrước 48 giờkhởi hành hoặc bạnđặt vé trực tiếp trên websitecủa hãng mà thôi. Còn qua đại lý, bạn phải liên lạc với văn phòng.
…
Cuối cùng, bạn cố gắng check in online trước 24 giờ vàkiểm tra tình trạng chuyến baycập nhật để chủ động lịch trình nhé, vì chuyến bay vẫn có thể thay đổi, sớm hay muộn chuyến vào những giờ chót. Mình luôn check in online khi có thể để chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, nên khi làm thủ tục rất nhanh.
3. Thẻ Thanh niên Quốc Tế YITC
Thẻ Thanh niên Quốc Tế YITCcủa mình lần trước đã giúp mìnhtiết kiệm đến 50% chi phí vé vào cửacác loại khi du lịch Trung Quốc: Vân Nam – Hồ Nam và Đài Loan, nay đã hết hạn nên mình cần mua tiếp. Bạn xem thêm vềlợi ích và hướng dẫn mua thẻ từ Úc qua link saunhé! Thẻ là thẻ ảo trên app điện thoại, hoàn toàn linh động, được xác nhận ngay lập tức vàkhông thể làm giả. Bạn đang là sinh viên, thì làm thẻ Sinh viên Quốc tế ISIC nhé!
Được chiết khấu lên đến 50% vé vào cửa, theo mình ước lượng, bạn vào cửa từ 3 khu du lịch trở lên là hoàn vốn rồi!
4. Mua trước vé tàu, tour ngày
Để chuyến đi được suôn sẻ, mình tìm hiểu và đặt mua trước các vé tour ngắn/ tàu quaKlookvàTrip.com. Lợi ích dễ thấy là bạn không phải xếp hàng ít nhất 30 phút để mua vé tàu mà đểnhận vé đã đặt sẵn. Bởi nếu không biết tiếng Trung, sẽ khá căng nếu bạn tự bập bẹ mua vé bởi dễ gây hiểu nhầm, sai 1 ly đi 1 dặm. Thứ 3, tránh hết vé mùa cao điểm và sát giờ chạy.
Câu chuyệnmua vé tàu của mình và “học phí” ở Trung Quốckhá đau thương mà bạn có thể xem thêm. Rút kinh nghiệm, nên lần này mình đặt trước vé ngay từ Việt Nam ⅔ chuyến tàu. Thì tiếp tục không có duyên, mình muộn chuyến với đủ các lý do (lỗi của mình), khiến cả buổi chỉ loanh quanh ở nhà ga!
Chi tiết mình sẽ kể qua các bài viết sau từ lý thuyết đến thực tế nhé!
Đặc biệt, mua vé qua Klookthì bạn không mất phí đặt vé, chỉ mất tiền đúng giá trị vé thôi nhé!
5. Bộ phát wifi du lịch
Cũng là bài học về sim du lịch lần trước, mất quá nhiều thời gian nên lần này mình sử dụng bộ phát wifi – một trải nghiệm mới.
Mình đặt bộ wifi gói 500Mb, 170k/ngày, còn gói 1Gb là 255k/ngày. Như mình đi 7 ngày ở Trung Quốc là 1 190k. Gói này thích hợp cho 3 đến 5 thiết bị tương đương với 3-5 người. Chia ra mỗi người (ví dụ 4 người) là ~ 297k, rẻ hơn tiền mua sim Trung Quốc du lịch 7- 10 ngày, thường là trên 300k, hoặc như mình đã từng tự đi mua sim ở Trung Quốc là 100 tệ. Phí đặt cọc máy là 1,3M, bạn sẽ được nhận lại khi hoàn trả thiết bị ngon lành! Phí thuê bộ phát wifi mỗi đất nước sẽ khác nhau, bạn nên hỏi kỹ khi đặt. Ngoài ra, bạn sẽ mất thêm chi phí ship thiết bị. Thường nội thành Hà Nội và Sài Gòn từ 20-30k.
…
Trước một ngày, họ giao cho mình, đúng như hẹn. Anh nhân viên hướng dẫn mình sử dụng luôn. Máy nhỏ xinh như chiếc điện thoại thứ hai. Đi đâu mình cũng mang trong balo. Nếu đi nhóm từ 3,4 người sẽ rất tiện. Chuyến này mình đi một mình, “ăn chơi” quá, chứ bạn đi một mình mua sim sẽ phù hợp hơn. Lý do chính là mình muốn thử dùng để viết review. Hai là, đã quá vất vả vụ sim ở chuyến đi trước nên muốn thay đổi.
Mình thường 8 giờ sáng, chuẩn bị lên đường thì bật lên, pin đủ dùng một ngày đến 11 giờ đêm, đêm mình sẽ tắt máy. Máy dùng khá ổn định, load nhanh, vào Facebook + Google thả cửa mà không cần cài VPN. Về khách sạn mình không phải bắt wifi khách sạn luôn! Nếu có vấn đề gì, mình chỉ cần khởi động lại rồi đợi một lúc là dùng được bình thường ngay.
Bạn có nhu cầu thuê wifi du lịch nước ngoài thì vào website ở Gocallmenha!
6. Đặt xe đưa đón sân bay
Ở đầu Hà Nội, khá đơn giản, vì đây là “đất” của mình. Mình đặt xe taxi sân bay Nội Bài – Hà Nội, qua Traveloka . Bạn có thể đặt ngayxe đưa đón sân baytrên website và app như đặt vé máy bay, book phòng. Giá trung bình mỗi chiều là 300k.Tài xế đến đúng giờ và lịch sự, vote 5 sao luôn! 🙂
Nhưng đầu Thượng Hải thì khá là căng! Lúc đi, mình đến lúc nửa đêm 12 giờ, lúc về thì đi sớm quá, mặt trời chưa ló dạng, 4 giờ sáng, nên không thể đi các phương tiện công cộng tiết kiệm chi phí. Mà taxi từ sân bay Phố Đông về thành phố, mình check cũng tầm 700-800k /lượt, quá đắt. Thế nên riêng vụ vào ra sân bay cũng đau đầu tìm phương án tốt nhất! 😥
Hiện tại mình check trên Traveloka thì thấy đã có dịch vụ xe đưa đón sân bay ở Thượng Hải luôn rồi, nên giờ có thể đặt xe trước, khi đáp tới sân bay chỉ việc lên xe về thôi.
Ước gì, lúc đó, Traveloka có dịch vụ taxi sân bay ở Thượng Hải có phải nhẹ đầu không?
7. Booking phòng
Lên lịch trình xong là mình đặt khách sạn liền. Vì cần tìm những khách sạn gần ga tàu bến xe và chỗ vui chơi, không thể cứ đặt tùy hứng được. Về book phòng, mình tiếp tục tin tưởng đặt qua Booking.com. Nhưng rút kinh nghiệm là chỉ đặt hostel quốc tế, check phần ngôn ngữ xem họ nói tiếng Anh không? Vì đi một mình nên chủ yếu mình chọn phòng dorm.
Bạn nhớ sử dụng chức năng trên bản đồ để check lại chính xác vị trí của khách sạn so với các địa điểm du lịch nhé!
8. Đồ ăn
Nếu sợ không hợp đồ ăn Trung Quốc, bạn có thể mang một vài món ăn vặt hay ăn sáng, đặc biệt là mì tôm! Nhưng quan trọng nhất là đợt này đi đúng lúc Dịch tả lợn châu Phi hoành hành, tất cả những thứ liên quan đến “lợn” đều bị cấm, ví dụ, xúc xích, thịt hộp, thịt hun khói, bánh chưng… Không biết bao nhiêu vụ nhập cảnh phải nộp phạt “tiền núi” vì vô ý rồi! Nên các bạn lưu ý, đi đợt nào, dính chưởng gì nhớ hỏi han kỹ càng, tránh xách đồ lịch kịch rồi lại ôm về!
Mà đương nhiên đi du lịch, tranh thủ ăn “đồ ngoại đất khách” cho đã chứ!
9. Thời tiết – Trang phục
Lúc đầu, mình dự định đi cuối tháng 10, căn thời điểm lá vàng như Cửu Trại Câu. Nhưng sau khi thăm hỏi những anh chị đã đi Thượng Hải, mọi người nói, ở vùng núi hoặc Bắc Kinh, may ra mới có lá vàng, chứ Thượng Hải thì hên xui. Nên cân nhắc lại, cùng với yếu tố công việc, mình lùi hẳn sang nửa cuối tháng 11. Được thêm thời gian tích tiền, chuẩn bị và nếu bị chậm lá vàng một chút đã có lá đỏ! Đi rồi thì mình thấy, cơ bản là lá vẫn chưa …vàng.
Ở Hàng Châu , Thượng Hảicó những cây đổ vàng sớm, nhất là rẻ quạt, đẹp kinh hoàng, vẫn có ảnh sống ảo nhưng chưa đủ nhuộm cả đất trời. Kết luận lại, đi Thượng Hải thì để sang tháng 12 đi là đẹp nhất!
Thời tiết Thượng Hải khá giống miền Bắc Việt Nam, trưa nắng, sáng chiều tối lạnh, nhiệt độ trong ngày chênh lệch cao nhưng nền nhiệt độ thấp hơn tầm 2, 3 độ C. Buổi tối có thể xuống dưới 10 độ dù trưa vẫn mặc áo phông như mùa hè.
10. Mua bảo hiểm, đổi tiền, sạc dự phòng
Bạn có thể tìm hiểu mua bảo hiểm du lịch của Bảo Việttrước chuyến đi. Dù may mắn chưa xảy ra vấn đề gì lớn, nhưng du lịch tự túc ở nước ngoài có thể phát sinh vô biên nên để yên tâm hơn, mình luôn mua bảo hiểm trước khi đi.
11. Lịch trình chi tiết
Dưới đây là lịch trình chi tiết của mình, các bạn tham khảo nhé!
Ngày 0: Bay đến sân bay Phố Đông, Thượng Hải, Transit ở Hồng Kông
Ngày 1: Tô Châu
Ngày 2: Đồng Lý Cổ Trấn – đi Hàng Châu
Ngày 3: Hàng Châu
Ngày 4, 5: Hoành Điếm
Ngày 6: về Thượng Hải
Ngày 7: Thượng Hải
Ngày 8: sáng về Hà Nội
…
Chúc các bạn có chuyến đi may mắn, vui vẻ!
Đọc thêm:
Thượng Hải trong tôi và những trải nghiệm mùa thu năm ấy
Kinh nghiệm du lịch Ai Cập tự túc dành cho chị em (Phần 2)
Khám phá phim trường Hoành Điếm – Thánh địa phim cổ trang
Ngược dòng thời gian 1 ngày lạc lối ở Angkor Wat – Campuchia
Du lịch Quảng Bình ngày bão: 1 ngày “ăn chơi” thành phố Đồng Hới
Hành trình 9 ngày: Lệ Giang – Shangri La – Tu viện Songzanlin – Hồ Napa: chuyện giờ mới kể
Review và hướng dẫn đi chơi ngắm lá phong ở ga Che Cheng (Đài Trung)
Phượt xe máy – Đi chơi Công viên Taroko (Thái Lỗ Các) ở Hoa Liên, Đài Loan
Chinh phục đỉnh Fansipan: Review kinh nghiệm leo Fansipan chi tiết, cụ thể cho bạn gái (P2)
Sổ tay kinh nghiệm đi du lịch tự túc Động Thiên Đường (Phong Nha, Quảng Bình)
Du lịch Koh Rong tự túc ký sự: Hốt hoảng vì muộn tàu, chiến đấu với bọ chét (P1
Điểm thăm quan và chi phí du lịch Ai Cập tự túc dành cho bạn gái (P2)
Tung hoành Sky Luge (đảo Sentosa, Singapore) và những điều hay ho, bất ngờ đang chờ bạn!