Tớ đã gắn bó với chương trình Survivor mấy năm nay rồi và lần nào xem cũng á ố các kiểu bởi màn đấu trí của những người chơi, căng thẳng và hấp dẫn quá! Đương nhiên tớ cũng “đổ” vì những thước phim ngoại cảnh flycam đẹp thần sầu. Và nhiều điều nữa, tớ kể tiếp nhé!
Survivor – Chương trình thực tế đúng nghĩa
Survivor là chương trình thực tế của kênh CBS (Mỹ) khai thác khả năng thích nghi của con người với cuộc sống hoang dã. Ai “sống sót” được trong số những người tranh tài sẽ chiến thắng.Survivorlà sự kết hợp hoàn hảo của hai show đàn anhReal Worldtrên kênh MTV vàRoad Rulestrong. Ý tưởngSurvivorđược “nhập khẩu” về từ Thụy Điển và được người Mỹ “chế biến” thành món đặc sản nổi tiếng khắp thế giới.
Trong chương trình Survivor, một nhóm người (từ 18 đến 20 người) sẽ được đưa đến một hoàn đảo biệt lập giữa đại dương, hoàn toàn xa lạ, không được mang theo đồ dùng thiết yếu. Họ phải tự bắt cá, hái hoa quả trong rừng để ăn, cách xa cuộc sống hiện đại và gia đình, công việc. Những người chơi sẽ có những trải nghiệm “nghìn năm có một”, “độc nhất vô nhị” khi phải tự lo từ việc dựng lều trại đến nhóm lửa mà không có dụng cụ hỗ trợ. Mỗi tập, một người chơi sẽ bị loại trong các cuộc bầu chọn nội bộ. Người cầm cự đến hết ngày thứ 39 và xứng đáng nhất sẽ nhận được danh hiệuSole Survivorvà số tiền khổng lồ 1 triệu USD.
Survivor: Borneolà mùa thi đầu tiên ra mắt năm 2000, mỗi năm hai mùa, đến nay đã đến mùa thi thứ 36 với tựa Survivor:Ghost Island.Mỗi tuần, một tập của chương trình trung bình thu hút hơn 17 triệu người xem, chưa kể đến lượt xem online và download trên mạng.
Những người chơiSurvivorsẽ phải vượt qua cuộc kiểm tra, phỏng vấn gay gắt của nhà sản xuất để đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe, tinh thần cho cuộc chơi. Khi đến đây, họ được chia thành từng nhóm rồi cùng nhau tranh tài bằng sức mạnh, đấu trí, sự khéo léo, kiên trì và làm việc nhóm. Tất cả người chơi sẽ tự mình rèn luyện khả năng thích nghi, học cách hợp tác với người khác, phát huy điểm mạnh của bản thân.
Rời xa cuộc sống tiện nghi, những bữa ăn ngon, các phương tiện thông tin đại chúng, người chơi không chỉ cần tinh thần thép để vượt qua khó khăn mà còn phải hòa đồng, hỗ trợ đồng đội, có chiến thuật để chiến thắng thuyết phục.
Không ít những người chơi, trong quá trình “sống sót” đã bị chấn thương, bị ốm, việc gia đình … phải ra về trong tiếc nuối. Bởi thế, tinh thần Survivor ngày một mãnh liệt với những người chơi, khi họ chấp nhận từ bỏ những cơ hội trong cuộc sống thường ngày để đến với đấu trường thu nhỏ. Nơi mà con người sẽ bày mưu lập kế, nhảy phe, đánh úp, phản bội, bịa chuyện, nói dối như cơm bữa… để tồn tại.
Nói như thế, không phải là chương trình khuyến khích kẻ xấu, hay sống giả dối. Chương trình chỉ tái hiện lại cuộc sống thu nhỏ khi các áp lực thực tế về công việc, sự nghiệp, tình cảm đã được gọi tên ra là các thử thách, quyền miễn loại. Và xã hội đó là hơn chục người sống với nhau, quan sát nhau, ghét nhau, quý nhau nhưng bắt buộc phải loại nhau, nếu không mình sẽ là người ra đi.
Là một fan bự của chương trình Suvivor, mình đã may mắn được xem rất nhiều mùa gần đây và may mắn được trải qua những giây phút thăng trầm của cuộc thi để thẩm thấu sự khốc liệt của cuộc sống.
Những thử thách của chương trình survivor
Trước mỗi thử thách, người dẫn chương trình sẽ tóm tắt nội dung qua một đoạn clip ngắn. Đoạn phim giới thiệu này không chiếu mặt người tham gia, bởi họ không phải là người chơi mà là một bộ phận của nhà sản xuất được gọi là Dream Team. Dream Team là “nhân tố” không thể thiếu trong mỗi mùa giảiSurvivor. Công việc của họ là “đóng vai” các thí sinh và thi đấu “thử” ở thử thách. Nhà sản xuất sẽ dựa vào đó để đánh giá thử thách có đủ an toàn và đáp ứng đủ tiêu chuẩn mà bộ phận thiết kế thử thách đưa ra hay không. Khi thử thách đã được duyệt, nhà sản xuất sẽ tiến hành ghi hình.
Có rất nhiều thử thách “khó nhằn” với người chơi trong suốt mùa thi. Mỗi người chơi phải tự biết “bảo tồn” sức khỏe, “quan hệ xã hội” tốt, có chiến lược, mưu mẹo. Quá thẳng thắn, quá lầm lì đều khiến bạn bị “đá” sớm khỏi trò chơi. Dẻo dai và khéo léo, có sức bền để thắng trò chơi về thể lực; óc quan sát nhạy bén để thắng trò ghép hình phức tạp. Nhưng có lẽ “kinh khủng” nhất chính là phải ăn những món ăn “địa phương” hoang dã và đáng sợ như cá sống, bạch tuộc còn ngọ nguậy… đặc say nhuyễn trộn lẫn theo …cảm xúc của host Jeff. Nếu không ăn, họ có nguy cơ bị loại, nên ai cũng nhắm mắt, bịt mũi ăn bằng hết theo yêu cầu rồi lại …nôn hết ra. Chỉ nghĩ thôi bạn cũng không bao giờ tưởng tưởng được mùi vị của “đặc sản” Survivor lại tuyệt vời đến thế.
Thử thách độc đáo nhất của chương trình có lẽ là màn đấu giá thức ăn. Sống lâu ngày trên đảo, những thứ tưởng như bình thường nhất trở nên rất quý giá. Mỗi thí sinh sẽ được phát 500 USD để đấu giá. Ngoài những lần “vớ” được gà rán, pizza, coca cola… thì không ít lần, các thí sinh “được” ăn rau sống và ốc sên của nhà tổ chức.
Còn nữa…
Hình ảnh, video trong bài viết này là sưu tầm từ Internet.
Nhân đây, cũng cảm ơn subteam Hội những người thích xem Survivor!
Đọc thêm:
Tớ đã “đổ” chương trình Survivor như thế nào? (Phần 2)
Hướng dẫn lấy Visa Hàn Quốc du lịch tự túc siêu chi tiết
14 điểm vui chơi ở Hà Nội khiến bạn lưu luyến không quên (Phần 1)
Cuối năm rồi, hãy yêu bản thân hơn và tự tặng quà cho mình đi Con Gái!
Một mình Nghệ An – Hà Tĩnh : Dong duổi khắp đất trời
Rước Đèn Trung Thu ở Tuyên Quang – Trở lại tuổi thơ
Hướng dẫn săn vé tàu hỏa đỏ xuyên rừng nổi tiếng Alishan
Review đặt vé máy bay qua Traveloka và Skyscanner: ưu điểm và nhược điểm
Tất tần tật kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương) tự túc
Phú Quốc có gì? Mà gây thương nhớ những “Trái tim xê dịch”
Nhật ký hành trình Trung Quốc mùa Xuân: Vân Nam – Hồ Nam (Phần 1)
Group Travelling – Ha Giang in November – buckwheat flower season (part 4)
Nhật ký Thanh Xuân – du lịch biển Cồn Vành Thái Bình (Phần 2)
Chinh phục đỉnh Fansipan: Review kinh nghiệm leo Fansipan chi tiết, cụ thể cho bạn gái
Nhật ký hành trình Trung Quốc (Vân Nam – Hồ Nam) – Du lịch Trương Gia Giới (Phần 11)
Phim trường Hoàng cung nhà Tần tại Hoành Điếm – Đi tàu từ Hoành Điếm về Thượng Hải