Myanmar còn được biết đến với tên gọi Burma hay Miến Điện, là một thành viên của khối ASEAN, người anh em của Việt Nam chúng ta. Myanmar – một đất nước cổ kính với những di tích tôn giáo, tiêu biểu là chùa vàng Shwedagon ở Yangon, quần thể 2000 đền chùa ở cố đô Bagan…
Dưới đây là những thông tin, kinh nghiệm đi Myanmar tự túc mình đúc kết từ thực tế chuyến đi của bản thân:
1. Múi giờ ở Myanmar
Giờ ở Myanmar chậm hơn Việt Nam30 phút. Có nghĩa, ở mình là 7 giờ sáng thì họ là 7 giờ 30 phút. Vì lệch “30 phút”, “số lẻ” nên bạn chú ý chỉnh đồng hồ, bật GPS trên điện thoại để cập nhật giờ địa phương, tránh muộn giờ. Bản thân mình đã được một bài học “đắt đắng” vì chủ quan không đổi giờ mà muộn chuyến tàu ở Trung Quốc. Hic 😥
2. Giải quyết khi máy bay hủy chuyến
Mình dự định đi Myanmar 4 ngày bằng Vietjet Air. Thật sự, vé Vietjet Air đang rất cạnh tranh, chặng Hà Nội – Yangon lại càng hấp dẫn, giá vé rất được lòng phượt thủ. Mình đã để ý chặng này cả năm trời, check mức giá nên khi quyết định đi, chỉ đặt trước 2 tuần, giá 2,5M khứ hồi/người – tương tự như giá đặt trước 2,3 tháng, mình thấy ok! 🙂
Trước khi đi 2 ngày, mình đột ngột nhận được mail là ngày mình bay về bị hủy chuyến, vé được chuyển sang ngày hôm sau, tức mình sẽ phải ở lại Myanmar thêm 1 ngày, vì mỗi ngày chỉ có 1 chuyến bay. 🙄
Rơi vào trường hợp này bạn có 3 sự lựa chọn:
- Không đi nữa, hủy vé, được hoàn trả 100% tiền vé.
- Vẫn đi, đổi vé miễn phí sang chuyến khác, ngày khác, cả đi lẫn về
- Bay theo sắp xếp của hãng
Cách xử lý là khi bạn nhận được tin nhắn, email thông báo của hãng, nếu đang ở Việt Nam thì gọi thẳng lên tổng đài giải quyết cho nhanh. 🙂
…
Sau khi cân nhắc tình hình, thấy chi phí ở lại thêm 1 ngày sẽ phát sinh thêm 1 ngày ở khách sạn, không biết đi đâu, ăn uống… và mất 1 ngày phép (lương 1 ngày làm việc). Tính ra vẫn ít hơn so với việc chuyển ngày bay khác. Vì khách sạn sát ngày đã xác nhận trừ tiền, xe bus đêm đã thanh toán… Hai chị em mình vẫn muốn đi vì sợ không biết bao giờ mới có dịp khác. Thời điểm khác lại đến nơi khác mất rồi! Nên 2 đứa chọn phương án 3! 🙂
3. Bảo hiểm du lịch:
Như mọi lần, tất cả các chuyến đi nước ngoài mình đều mua bảo hiểm du lịch trước khi đi 1 tuần. Sau khi hãng hàng không thông báo đổi lịch bay, mình đã check lại thông tin. Sau đây là những gì rút ra được từ trường hợp của mình, bạn tham khảo nhé! 😛
- Gói bảo hiểm du lịch có nhiều loại, thường loại cao cấp mới bồi thường cho hoãn hủy chuyến, đương nhiên với mức giá cao hơn. Tuy nhiên, với “lý do khai thác” mà hãng hàng không đưa ra bạn sẽ không được bồi thường.
- Bảo hiểm du lịch rất hữu ích nếu bạn bị ốm và nhập viện ở nước ngoài, mất, hỏng giấy tờ, thất lạc hành lý.
- Bảo hiểm du lịch khác với bảo hiểm vé máy bay bạn mua khi đặt vé máy bay, nên bạn đừng nghĩ mua cái nào cũng như nhau cả thôi!
4. Bay nội địa ở Myanmar
Theo kinh nghiệm đi Myanmar tự túc của mình, bạn có thể cân nhắc bay nội địa Bagan – Yangon để tiết kiệm thời gian, sức khỏe. Theo như mình check thì bay chặng này có hơn một giờ thôi, nếu bạn đi xe đêm là 9 tiếng đấy! 😎
Thời điểm mình đi, vì chỉ lên kế hoạch trước 2 tuần nên khi mình check vé, thấy vé khứ hồi 2,5M – ngang ngửa với vé bay từ Hà Nội nên thôi. Nếu các bạn mua vé sớm hơn, check vé rẻ hơn và hợp lý nên cân nhắc phương án này. Chuyến đi Siem Reap – Koh Rong, mình bay nội địa, không cần kiểm tra giấy tờ lần nữa, tiện và khỏe lắm! 😎
5. Đặt xe đêm Yangon – Bagan
Để đi từ Yangon đến Baganvà các thành phố khác như Mandalay, hồ Inle… bạn có thể đặt xe bus đêm. Có hai hãng xe được tin dùng nhất, truyền tai nhau rồn rập nhất với các phượt thủ Việt là Joyous Journey (JJ) và Elite. Mình thấy JJ được khen nhiều hơn nên mua hãng này. Mình đặt vé và thanh toán trực tiếp trên website của hãng bằng thẻ tín dụng. Lúc mình mua, thì việc đặt vé trên Fanpage Hãng không được nữa, thậm chí mình nhắn tin inbox cũng không bao giờ được trả lời!
Sau khi có sự cố đổi chuyến bay, mình mail lại với hãng về việc liệu có thể đổi vé không thì cũng mất 3 ngày hãng mới trả lời. Lúc đấy thì mình đã đến Yangon mất rồi! 😉
Đặt vé xe đêm JJ ở Myanmar có một số lưu ý sau:
- Vé VIP 19 USD, vé thường 14 USD, chênh đến hơn 100k nhưng thực sự mình thấy dịch vụ không khác nhiều.
- Taxi từ sân bay ra bến xe Aung Mingalar Highway Bus Station khoảng 7000 – 8000 Ks. Mình có check giá trên Grab lúc đó, là khoảng 8400 Ks. Bạn sẽ mất thêm 200 Ks phí vào bến xe, phí này bạn đưa cho bác tài, bác sẽ đưa ngay cho người gác cổng bến xe.
- Tiền Taxi từ bến xe Aung Mingalar Highway Bus Station về trung tâm thành phố Yangon (khu vực chùa Sule) là khoảng 8000 Ks. Bạn có thể check giá Grab trước để biết đường mặc cả.
- Khu vực bến xe không có nhiều sự lựa chọn ăn uống.
- Cả 2 chiều, xe đi được tầm 2,5 giờ, tức khoảng 10h30 đêm, xe sẽ dừng để hành khách nghỉ và đi vệ sinh, mua đồ ăn… Nếu bạn không kịp ăn tối vì chuyến bay, hoàn toàn có thể yên tâm ăn ở trạm nghỉ. Trạm dừng chân của họ hiện đại, chuyên nghiệp, sạch đẹp hơn hẳn của mình. Chiều đi Bagan còn dừng ở KFC nữa.
- Nếu bạn muốn đổi vé thì phải đổi ít nhất trước đó 2 ngày và mất 20% giá trị vé.
- Đến văn phòng nhà xe, bạn chỉ cần đưa email có mã đặt chỗ cùng hộ chiếu là đổi sang vé dán – ghi số xe và số ghế, dán trên áo hành khách để dễ nhận diện.
- Phòng chờ VIP có điều hòa, nhưng ở tầng trên.
6. Di chuyển thế nào ở Myanmar?
Ở Yangon cấm xe máy, nên bạn thậm chí không thuê được xe để đi. Ở thành phố này, phương tiện di chuyển khi đi Myanmar tự túc chủ yếu của mình là Grab và xe bus. Về xe bus, bạn có thể hỏi nhân viên khách sạn cách đi đến các điểm thăm quan từ nơi mình ở. Thấy nhiều bạn review không tích cực lắm về xe bus ở Myanmar nhưng mình đi thì thấy bình thường, giá 200 Ks/lượt – quá rẻ. Người dân vô cùng dễ mến, thấy mình hỏi là hướng dẫn chỉ bảo tận tình. Nếu họ không biết tiếng Anh, họ sẽ đi tìm một người biết nói tiếng Anh để giúp đỡ mình. Cảm động kinh cơ! 😛
Đi Grab cũng rất rẻ, đi loanh quanh mấy điểm như Chinatown, chùa Sule, Shwedagon… thường chỉ 2000 Ks – 3000 Ks. Một tip nhỏ là bạn dùng chức năng chụp ảnh của Grab để gửi ảnh: điểm đón chính xác rất tiện, vì tên phố bạn đọc không chuẩn và bản đồ có thể sai. Một số khu du lịch lớn có hơn một cổng, bạn vào một cổng, lúc ra có thể đi cổng khác, đường rộng và đông rất khó nhìn xe.
Còn ở Bagan, hai đứa mình thuê xe máy điện để chủ động đi thăm các địa điểm, thường là xa nhau và không có phương tiện công cộng. Ngoài ra bạn có thể gọi xe tuk tuk, xe điện, xe ngựa và taxi để đi.
7. Nhiệt độ, thời tiết ở Myanmar
Myanmar có ba mùa. Mùa thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau cũng là mùa thích hợp nhất với du lịch. Mùa mưa, ở Yangon mưa cả ngày, còn ở Bagan, trời mưa ít hơn nhiều . Với du khách Việt, thì mùa thu, còn được biết đến làmùa Khinh khí cầu, từ tháng 11 đến đầu tháng 4. Và mình cũng đến Burma trong giai đoạn này, vào những ngày đầu tháng 3 mát mẻ.
Nhiệt độ ở Bagan chênh lệch ngày đêm lớn, mình đi vào tháng 3, phải mang áo khoác cho buổi tối vẫn không ăn thua. Bagan nằm ở phía Bắc của Yangon nên lạnh hơn hẳn. Theo mình cảm nhận, nhiệt độ ở Bagan có nhiều nét giống Hà Nội cùng thời điểm, còn Yangon thì giống Đà Nẵng hơn. Mình so sánh tương đối để bạn chọn trang phục thôi nhé, còn trước khi đi bạn nên kiểm tra dự báo thời tiết cụ thể để chuyến đi được thuận lợi.
8. Kem chống nắng vô cùng thiết yếu
Bạn mà quên kem chống nắng ở Bagan thì đúng là truyện kinh dị chỉ kể bằng một câu! Vậy nên, đừng để quên “em yêu” ở nhà khi đi Myanmar tự túc nhé! Bạn gái nên mang theo xịt khoáng để làn da được thư giãn… 😉
9. Kính mát và Khẩu trang “thần thánh”
Ở Bagan rất bụi, bạn thật sự không thể thiếu kính mát và khẩu trang được đâu. Bạn nhớ highlight vào nhé!
10. Ngắm mặt trời mọc và lặn ở Myanmar
Kinh nghiệm hóng mặt trời lặn và mọc mình đã chia sẻ chi tiết ở link saubạn xem nhé!
11. Gửi hành lý ở đâu để đi chơi?
Theo lịch trình đi Myanmar tự túc ban đầu, bọn mình đi xe đêm từ Bagan, rồi chơi ở Yangon đến chiều là về, nên lăn tăn khoản gửi hành lý. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì mình xin đưa hai sự lựa chọn sau:
- Gửi hành lý ở ngay văn phòng nhà xe, JJ hay Elite, trước khi về qua đó lấy.
- Book 1 phòng khách sạn rẻ nhất ngày hôm đấy, chỉ để thay đồ, gửi đồ… cho đỡ tiếc, coi như là tiền thuê tủ gửi hành lý. Bạn có thể chọn phòng dorm và gửi ở lễ tân.
12. Đồ ăn vặt và mua quà ở Burma
Đi du lịch Myanmar tự túc, du khách có thể mua đồ thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm. Những món đồ sơn mài, tranh vẽ, búp bê vải và đặc biệt là đá quý rất thu hút khách thăm quan. Tùy đam mê, ngân sách và sự hiểu biết mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa.
Ngoài ra món khoai tây chiên đóng gói, 1000 Ks/gói, bạn nhớ thử nhé! Mình mua về làm quà, ai cũng mê như điếu đổ, chỉ hơi mặn một chút!
13. Mua sim điện thoại và đổi tiền ở sân bay Myanmar
Kinh nghiệm đi Myanmar tự túc là bạn nên mua sim điện thoại ngay ở sân bay. Mình mua gói nhỏ vừa phải vì ở khách sạn đã dùng wifi và mình cũng không nghiện smartphone lắm. Và đúng là đủ dùng cho cả chuyến đi. Bạn có thể tham khảo bảng giá ở dưới:
Nhân viên thay sim cho mình. Nếu bạn dùng 2 sim, nhớ nhắc họ thay đúng sim muốn thay.
Về đổi tiền, mình đổi tiền Việt sang đô Mỹ ở nhà và đổi sang tiền Myanmar ở sân bay, ngay cạnh quầy mua sim. Mình đổi hết tiền đô mang theo, còn dư, chiều về mình đổi lại ở sân bay trước khi check in. Vì sợ vào bên trong rồi, ít sự lựa chọn hơn, tỷ giá không tốt bằng. Bạn có thể đổi lẻ 1,2,5 USD, tuy nhiên tỷ giá không tốt bằng các mệnh giá cao, nhất là tờ 100 USD.
14. Những điểm cần chú ý khi du lịch Myanmar tự túc
- Đi chùa ở Myanmar, bạn phải bỏ cả giày và tất ở bên ngoài. Có khu vực riêng, tủ giày ở từng địa điểm cho du khách. Không chỉ trong các ngôi chùa, mà toàn bộ khuôn viên chùa, hành lang, bạn đều phải đi chân đất.
- Bạn gái mặc váy dài thướt tha để chụp ảnh nhé, tha hồ khoe trên Instagram! 😛
- Mặt bằng giá cả ở Myanmar ngang với Việt Nam, nói chung là rẻ vô đối, thích vô cùng.
- Vùng đất du lịch, lại đón nhiều khách Âu Mỹ, nên nhìn chung, người dân nói tiếng Anh khá lại rất nhiệt tình. Nếu họ không thể giao tiếp với bạn, họ sẽ tìm ai đó gần đấy biết nói để giúp đỡ bạn. 😛
15. Sau đây là lịch trình tham khảo của mình đi Myanmar tự túc
Ngày 1: Bay đến Yangon rồi ra bến xe đi Bagan luôn, đi xe đêm
Ngày 2: Đón Bình minh ở Bagan, đi thăm các đền chùa, đón Hoàng hôn
Ngày 3: Tiếp tục đón Bình minh và Hoàng hôn ở Bagan, trở về Yangon bằng xe đêm
Ngày 4: Đi các chùa ở Yangon, tối lượn phố ẩm thực Chinatown và đi Sky bar ngắm thành phố.
Ngày 5: Dạo phố, đi mua sắm, massage
Tổng chi phí của mình trong 5 ngày ở Myanmar là 6M, đã bao gồm tiền vé máy bay. 😆
Đọc thêm:
Địa điểm ngắm Hoàng Hôn ở Bagan đẹp nhất – Đuổi theo ánh mặt trời
Kinh nghiệm ngắm bình minh ở Bagan (Myanmar) – Xứng đáng cho cả chuyến đi
Kinh nghiệm du lịch Yangon tự túc dành cho bạn gái
Những khoảnh khắc “sống chậm” ở cố đô Bagan huyền thoại
“Xuyên không” Phim trường Hoành Điếm – Phố Hồng Kông + Quảng Châu
“Xuyên không” Phim trường Hoành Điếm – Tử Cấm Thành Nhà Minh Thanh
“Xuyên không” Phim trường Hoành Điếm – Hoàng cung Thành nhà Tần
The Mid-Autumn Lantern Parade in Tuyen Quang – Get back to our childhood (Part 2)
Rước Đèn Trung Thu ở Tuyên Quang – Trở lại tuổi thơ (Phần 2 )
Nhật ký hành trình Trung Quốc (Vân Nam – Hồ Nam) – Lung linh Phượng Hoàng Cổ Trấn (Phần 13)
Nhật ký hành trình Trung Quốc (Vân Nam – Hồ Nam) – Sừng sững Thiên Môn Sơn (Phần 12)
Nhật ký hành trình Trung Quốc (Vân Nam – Hồ Nam) – Vườn quốc gia Trương Gia Giới (Phần 10)
“Đi bão” chúc mừng U23 Việt Nam – Tết đến sớm hơn ở Hà Nội
Trải nghiệm tour bay Thủy Phi Cơ trên Great Barrier Reef (Klook) – du lịch Queensland, Úc
Review chân thật tour lặn biển bình khí scuba – du lịch Cairns, Úc trên Klook
Đà Nẵng – Thành phố chúng ta cùng theo đuổi (phần 2)
Nhật ký Thanh Xuân – du lịch biển Cồn Vành Thái Bình
Tung hoành thuê xe Jeep Mũi Né – Trải nghiệm CHILL nhất quả đất