Lead ơi, mình đi đâu thế?
Hà Giang – Yên Minh – Quản Bạ – Cao nguyên đá Đồng Văn
Cả đoàn xuất phát khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện, đường phố bắt đầu đông đúc hơn. Lịch trình đầu tiên là đi đổ xăng cho loạt xe. Đoàn vào trung tâm Thành phố Hà Giang và chụp ảnh kỷ niệm tạiCột Mốc 0 km. Nhiều đoàn phượt khác cũng dựng xe chụp với Cột Mốc.
Thành phố Hà Giang rất đẹp, đường phố sạch, rộng và nhiều cây xanh.
Theo một số review trên mạng, đoàn phượt thủ đến ăn sáng tại một quán bún, phở ven đường. Mình đã kịp nhớ tên những người bạn đầu tiên ở đây.
Xe xuất phát đi cao nguyên đá Đồng Văn.
Bạn Xế, người đồng hành với mình chuyến đi này là một bạn nam bằng tuổi rất thích chụp ảnh …sau lưng. Trên đường đi, hai đứa nói chuyện khá nhiều. Cậu ấy cũng được một người anh giới thiệu vào đoàn, lần đầu đi cùng nhóm, lần đầu làm Xế trong một chyến đi dài thế này. Trong nhóm, nhiều bạn cũng đi với nhóm lần đầu, và tinh ý có thể nhận ra có vài “đôi”.
Đường đi cao nguyên đá Đồng Văn mới, đẹp, rộng. Sau những đoạn bằng phẳng dễ đi, chẳng mấy chốc, đoàn phượt đã đi vào khu vực núi non kỳ vĩ, hiểm trở. Các cung đường hiện lên ngoạn mục, quanh co, lên lên xuống xuống. Cảnh vật hai bên đường hoành tráng, duyên dáng. Có những đoạn cua 180 độ đẹp mắt, làm Xế cũng thăng hoa!
Cảm xúc đổ đèo lâng lâng nhưng đầy lý trí cũng là điểm thu hút phượt thủ trên những cung đường.
Chặng nhỏ đầu tiên là Quản Bạ, cách trung tâm Hà Giang 50 km.
Cổng trời Quản Bạlà cửa ngõ đầu tiên vàoCông viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn.Cổng trời nằm trên đỉnh cao nhất của con đèo. Trước đây, 4 huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh từng là “vùng đất tự trị của người Mèo”. Năm 1939, người Pháp dựng một cánh cửa khổng lồ bằng gỗ nghiến dày 150 cm ở cổng trời để phân định danh giới.
Cổng trời chính là chỗ khe hẹp giữa hai đỉnh núi được hạ thấp và mở rộng đủ để con đường chạy qua, cũng là nơi bắt đầucon đường Hạnh Phúc. Xung quanh Cổng trời, biển mây trắng xóa bao phủ như thiên giới. Đây là địa điểm lí tưởng nhất để ngắm nhìn cao nguyên đá Đồng Văn.
Đi thêm một đoạn ngắn làNúi Đôi Quản Bạ(hay còn gọi là núi Cô Tiên) xanh mướt, căng tràn giữa thung lũng. Cả đoàn dừng lại đôi chút, ai nấy cũng cố gắng chụp được bức ảnh Núi Đôi đẹp nhất!
50 km tiếp theo là đến Yên Minh ,một trong những nơi có rừng thông đẹp nhất Việt Nam. Con đường ngày một “lộ nguyên hình” với những cung đường đèokhúc khuỷu, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Trùng trùng điệp điệp, leo đèo mà như khiêu vũ vậy, đoàn xe di chuyển nhịp nhàng, giữ đúng khoảng cách, tốc độ ổn định.
Hai bên đường đồi thông hiện ra bát ngát.
11 giờ, cả đoàn nghỉ ăn trưa. Địa điểm là một “nhà hàng” xanh tươi trên đồi thông. Chúng mình dải ni lông, túi bóng, áo mưa xuống rồi cùng nhau ăn bánh mỳ. Mỗi người tùy theo sở thích sẽ có sữa, xúc xích, pate các loại. Ăn xong cả lũ dọn rác rồi lăn ra ngủ tại trận. Mỗi đứa một góc, dưới bóng cây ngủ ngon lành. Nghỉ ngơi tầm 40 phút rồi xe lại lăn bánh. Đoàn xách theo túi rác và vứt vào thùng rác ở thị trấn gần nhất.
Chặng dừng tiếp theo là Phó Bảng, cách Yên Minh khoảng 27 km. Thị trấn nhỏ nhắn nằm khép mình bên những dãy núi đá tai mèo, sâu bên trong thung lũng. Thị trấn yên bình như ngủ quên sau những ồn ào của cuộc sống. Sau những con đèo bất tận là thung lũng hoa hồng tỏa hương thoang thoảng giữa cao nguyên.
…
Một điểm thú vị khi đi phượt theo đoàn là mỗi khi một xe cần dừng lại để “bú” xăng thì cả đoàn cùng dừng lại. Các xe tương tự nhau nên cùng thường chung tần suất đổ xăng, cả đoàn cùng đổ xăng. Lúc này, mọi người có thể tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn gân cốt, kiểm tra điện thoại.
Tuy nhiên điểm trừ là mỗi lần tháo hành lý ra để đổ xăng và lắp đồ vào lâu ơi là lâu! Theo mình là cả công trình cần sự tỷ mỷ tập trung để tránh lộn xộn khi có việc cần.
…
Con dốc kinh điểnThẩm Mã là đoạn cua số 8 nổi tiếng, từ lâu đã làm xao xuyến bao dân phượt. Có nhiều cô dâu chú rể chọn đây là địa điểm chụp ảnh cưới. Vì từ đây có thể lấy góc đại cảnh hoành tráng – con đường như một con rắn khổng lồ uốn quanh núi ngoằn ngoèo.
Sáng dậy sớm, trưa ngủ một chút, dù có uống cafe nhưng mình vẫn ngủ gà ngủ gật trên xe. Vậy nhưng các bạn Xế vẫn rất tập trung, lái đều trên đường, thật đáng khâm phục. Trên đường, mình cố gắng nói chuyện để đỡ buồn ngủ, rồi thử đủ các trò như nhắm mở mắt liên tục, lắc đầu như lắc …chuông mà vẫn không ăn thua. Tình trạng này cũng diễn ra ở hầu hết các Ôm. Nên cứ được nghỉ, là mình phải nhảy ngay xuống xe, nhảy tưng tưng để thoát khỏi cơn buồn ngủ. Được nghỉ trưa là ngay lập tức tự tìm chỗ ngủ, tranh thủ từng phút để hồi phục công lực. Ngồi sau xe máy, đường đi hiểm trở, thật sự rất nguy hiểm nếu bạn ngủ gật! Vì vậy, các bạn cố gắng giữ tỉnh táo, nhờ Xế giúp đỡ, nghỉ cho tỉnh hẳn rồi mới đi nhé!
Thế mới thấy, các cặp đôi đi phượt thật thích quá đi! Nếu cần ngủ một chút, Ôm ôm Xế thật chặt là được!
Thung lũng Sủng Là là địa điểm tiếp theo cần chinh phục. Đây là thị trấn của người H’Mông. Họ trồng Tam giác mạch và hoa cải trên đồi đất cao, trồng ngô, lúa ở vùng đất bằng. Sủng Là là địa điểm ưa thích của du khách và phượt thủ bởi nơi đây cóNhà của Pao, bối cảnh của bộ phim nổi tiếng “Chuyện của Pao”, dựa theo truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thúy.
Ngôi nhà cổ được gìn giữ nguyên vẹn và đầu tư cho du lịch. Đến đây, du khách có thể cảm nhận chân thực về cuộc sống đồng bào dân tộc.
Đường vào Nhà của Pao, hai bên hoa Tam giác mạch nở rộ, rất đông khách du lịch đến chụp ảnh.
Lúc chúng mình rời đi, trời đã bắt đầu tối. Cả đoàn vội vàng đến địa điểm cuối cùng trong ngày làDinh Vua Mèo (Dinh thự họ Vương).Dinh thự có tuổi đời gần 100 năm do vua Mèo – Vương Chính Đức thuê thợ giỏi và hàng vạn nhân công xây dựng trong suốt 9 năm. Chi phí lúc đó là 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng hiện nay. Dinh vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp. Phần lớn Dinh thự được làm từ gỗ thịt tự nhiên quý giá.
Khu dinh thự này được Nhà nước công nhận làDi tích quốc gianăm 1993. Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định cống hiến dinh thự này cho Nhà nước bảo tồn.
Quần thể kiến trúc Dinh vua Mèo gây ấn tượng mạnh với mình. Sau khi kết thúc chuyến đi, mình đã tìm tài liệu về gia đình và những đóng góp của gia tộc họ Vương với hai cuộc kháng chiến của đất nước.
Tối 7 giờ, đoàn đến Đồng Văn.
Thị trấn Đồng Vănnằm trên cao nguyên đá ở độ cao trung bình từ 1.000- 1.600m so với mặt nước biển, cách Thành phố Hà Giang 160 km. Đầu thế kỉ 20, khu phố cổ chỉ gồm vài gia đình người Mông, Tày, Hoa sinh sống. Trong thời kỳ chiếm đóng, người Pháp đã quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn, xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.
Phố cổ và chợ cổ Đồng Văn mang đậm nét đặc trưng với tường nhà cực cực dày bằng đá, hàng cột lớn. Nhà lợp ngói trên kèo gỗ chắc chắn. Trước cửa nhà có đèn lồng treo cao để thắp lên khi đêm xuống, xua đi cái lạnh buốt khắc nghiệt của Cao nguyên đá.
Nhà nghỉ thuê trước là một nhà sàn ở ngay ngã tư chợ giữa trung tâm. 22 đứa nhí nhố thuê trọn một sàn, giá là 70k/ người /đêm. Khu vực nhà vệ sinh riêng, không có nóng lạnh. Cả nhà ở chung một sàn, chia khu riêng cho từng nhóm nhỏ. Hiện du lịch Hà Giang rất phát triển, bạn có thể tìm các nhà nghỉ khách sạn ở Booking.com rất dễ dàng.
Bạn có thể tính toán được vị trí, hình ảnh và tiện ích của khách sạn, so sách giá đặt phòng qua Booking.com.
Về đêm, nhiệt độ xuống thấp, thời tiết rất lạnh. Sau khi ăn tối, chúng mình lượn phố cổ Đồng Văn. Lạnh quá, mình phải mượn áo của mọi người trong đoàn để mặc. Vào cuối tuần (tối thứ 6), nơi đây rất đông vui.
Tam giác mạnh đã làm thay đổi cuộc sống người dân cao nguyên. Hình ảnh du lịch gắn liền với những cánh đồng hoa Tam Giác mạch đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Không chỉ thế, bánh Tam giác mạnh còn rất ngon, bạn có thể mua trên phố để ăn vặt và ăn sáng.
Về thời trang, nơi đây có đặc sản là những chiếc khăn thổ cẩm rực rỡ của người Mông. Chiếc khăn nhỏ được các cô gái H’Mông dùng để buộc đầu rất nổi bật. Và giờ, nó trở thành đồng phục của các chị em phượt thủ. Giá chỉ 25k/ cái, vừa là kỷ niệm, vừa là món quà thú vị cho người thân.
Đọc tiếp:
Phượt bụi nhóm – Hà Giang vẫy gọi – Mùa Tam giác mạch (Phần 1)
Phượt bụi nhóm – Hà Giang tháng 11 – Mùa Tam giác mạch ( Phần 3 )
Phượt bụi nhóm – Hà Giang tháng 11 – Mùa Tam giác mạch ( Phần 4 )
Phượt bụi nhóm – Hà Giang tháng 11 – Mùa Tam giác mạch (Phiên bản tiếng anh)
12 lý do Con gái nên du lịch một mình một lần trong đời
14 bí kíp “không thể không biết” khi chị em du lịch một mình
Kỷ niệm ngắm hoàng hôn ở đầm lầy Cao Mỹ và cái kết phũ phàng
Đà Nẵng – Thành phố chúng ta cùng theo đuổi (phần 2)
Về thăm những ngôi chùa ở Bắc Ninh
Nhật ký du lịch Chùa Ba Vàng Uông Bí
Tớ đã “đổ” chương trình Người Sống Sót như thế nào? (Phần 2)
Tuyển tập các Blogger người nước ngoài nói về Việt Nam
Kinh nghiệm đi du lịch Thượng Hải tự túc: Tô Châu – Hàng Châu – Hoành Điếm
Nhật ký hành trình Trung Quốc (Vân Nam – Hồ Nam) – Du lịch Trương Gia Giới (Phần 11)
Nhật ký hành trình Trung Quốc (Vân Nam – Hồ Nam) – Phượt Lệ Giang, Đại Nghiên Cổ Trấn (Phần 5)
Bay ngắm Vịnh Hạ Long bằng Thủy Phi Cơ: trải nghiệm thật sự đắt giá!