Nếu đi tour Yên Tử, du khách thường bị bỏ qua một số chùa trên hành trình về với đất Phật. Tuy nhiên, mỗi ngôi chùa nơi đây đều có những câu chuyện gắn với lịch sử chùa Yên Tử, không thể bỏ lỡ. Bởi hơn 700 năm trước Phật hoàng Trần Nhân Tông và các đệ tử cũng đi về với Phật theo lịch trình như vậy.
Lịch trình đi Yên Tử
Bạn hoàn toàn có thể sắp xếp lịch trình đi Yên Tử trong 1 ngày từ Hà Nội. Nhờ có sự hỗ trợ của cáp treo, trước kia leo Yên Tử mất 1 ngày thì giờ chỉ mất 1 buổi. Bạn có thể đi thăm thêm các chùa khác ở Uông Bí như chùa Ba Vàng.
Đi Yên Tử từ Hà Nội
– Đi xe khách: từ Hà Nộichỉcó thể đi từ bến xe Mỹ Đình. Từ cuối năm 2016, nhà nước đã phân luồng xe khách, bạn không thể đi các bến khác được. Bắt xe Kumho Mỹ Đình – Cẩm Phả hoặc Mỹ Đình – Bãi Cháy, giá vé về Uông Bí là 80k-90k. Vào ngày lễ tết đông đúc, có thể đồng giá 100k-120k.
Bạn nhắc phụ xe cho xuống ở chùa Trình Yên Tử, ngay mặt đường quốc lộ 18A. Từ đây bạn có thể vào dâng hương chùa Trình và đi xe bus hoặc xe ôm, taxi vào để đi các chùa tiếp theo.
– Đi bằng xe máy: Chùa Yên Tử nằm cách Hà Nội khoảng 110 km nên bạn có thể “phượt” bằng xe máy. Bạn đicầu Vĩnh Tuy hoặc Chương Dương là gần nhất để ra đường 5. Từ đó, bạn cứ chạy thẳng hoặc sử dụng Google map. Đường to, dễ đi, thẳng tắp.
Lịch trình đi Yên Tử và lịch sử chùa Yên Tử :
Chùa Trình Yên Tử
Chùa Trình hay còn gọi là chùa Bí Thượng, là địa điểm đầu tiên du khách dừng chân bắt đầu lịch trình đi Yên Tử. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông đã nghỉ ngơi trước khi lên núi Yên Tử.
Chùa Trình xưa được xây dựng từ thời Hậu Lê, có kiến trúc hình chữ “Nhất” (-). Hiện nay chùa nằm bên phải đường quốc lộ 18A hướng đi từ Hà Nội đến Quảng Ninh. Đối diện chùa bên kia đường, chính là đường lên núi Yên Tử.
Chùa Suối Tắm Yên Tử
Chùa Suối Tắm là ngôi chùa đầu tiên trên đường vào rừng quốc gia Yên Tử.
Chùa Suối Tắm mang một cái tên rất đời thường nhưng lại đậm nét Phật Giáo. Chùa nằm bên dòng suối nhỏ. Khi vua Trần Nhân Tông qua đây, Người đã xuống suối tắm để rũ sạch bụi trần và thắp hương trong đền trước khi vào đất Phật.
Chùa nằm giữa rừng nên có nhiều cây cổ thụ. Không gian ngập tràn tiếng suối róc rách, nhẹ nhàng. Nhà chùa trầm mặc lưu giữ dấu vết thời gian, còn giữ nguyên trạng nên vô cùng cổ kính.
Chùa Cầm Thực Yên Tử
Rời chùa Suối Tắm không xa, du khách sẽ đến chùa Cầm Thực .
Tục truyền rằng, 700 năm trước sau khi gột rửa bụi trần, vua Trần Nhân Tông nghỉ chân bên dòng suối trong vắt, liền hạ lệnh: “Ta đã vào đất Phật, hãy thử cầm thực một bữa”. Sau đó người và Bảo Sái dùng nước suối thay cơm. Bởi thế nên chùa có tên là Cầm Thực,có nghĩa là “không ăn”.
Chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Chùa Lân hay chùa Long Động là nơi “rồng ở”. Cái tên cũng do vua Trần Nhân Tông đặt và gắn liền với hành trình đi tu của nhà Vua. Chùa Lân còn là Thiền viện với cấu trúc ấn tượng, truyền thống.
Chùa Lân Yên Tử nổi tiếng là nơi đất phật văn minh, được du khách bốn phương tìm về. Địa điểm này cùng với các chùa trước rất tiếc thường bị bỏ qua khi du khách ghé thăm Yên Tử dù có thể thuận tiện đi bằng ô tô hay xe máy.
Chùa Giải Oan Yên Tử
Chùa Giải Oan là chùa thứ 5 trong hệ thống chùa Yên Tử nhưng là chùa đầu tiên dưới chân núi, du khách bắt buộc phải leo chân khi về đất Phật Yên Tử.
Truyện kể rằng, vì quá yêu vua, các phi tần cung nữ của vua Trần Nhân Tông lên núi cầu xin vua trở lại triều đình. Vua không đồng ý nên các bà đã đằm mình xuống suối tự vẫn để tỏ lòng trung với vua. Cũng bởi thế chùa có tên là chùa Giải Oan.
Vườn Tháp Huệ Quang
Tương truyền, Vườn Tháp Huệ Quang là nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở đền Trần Nam Định. Vườn Tháp Huệ Quang nằm chính giữa lăng Quy Đức, có 97 ngọn tháp bằng gạch hoặc đắp đất kề nhau. Đây chính là nơi an nghỉ của nhà vua.
Chùa Hoa Yên Yên Tử
Chùa Hoa Yên tọa lạc ở độ cao 535m so với mực nước biển. Chùa được khởi dựng từ thời nhà Lý, lấy tên là Phù Vân.
700 năm trước, chùa là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo, lấy tên là Vân Yên. Cả ba vị sư tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đều đã trụ trì tại chùa này. Đến đời nhà Lê, khi vua Lê Thánh Tông đi qua chùa thấy hoa lá xanh tươi, sương khói la đà mới đổi thành Hoa Yên.
Chùa Một Mái Yên Tử
Nơi đây vốn là động Thanh Long, tương truyền Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lập am Ly Trần (thoát cõi trần) để làm nơi đọc sách, soạn kinh. Sau khi nhà vua viên tịch, am xưa được dựng thành chùa Bồ Đà, một nửa mái chùa là vòm động, nên được gọi là chùa Một Mái.
Chùa Bảo Sái Yên Tử
Chùa Bảo Sái tọa lạc chênh vênh trên vách núi Yên Tử, ở độ cao 724 mét so với mặt nước biển. Chùa mang tên Thiền sư Bảo Sái – đệ tử đầu tiên của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Người xưa kể lại, mỗi lần sư chùa tụng kinh, là hổ lại đến bên gốc dổi nghe kinh. Ngày tháng qua đi, hổ và nhà sư luôn sống gần nhau. Bỗng một ngày, sư chùa lâm bệnh rồi viên tịch. Vắng bóng nhà sư, không còn tiếng tụng kinh, gõ mõ, hổ đau đớn, thét gầm vang núi, cào xé cây dổi. Sau đó, hổ biệt tăm.
Chùa Vân Tiêu Yên Tử
Chùa Vân Tiêu tọa lạc ở phía Tây dãy núi Yên Tử trên độ cao 724m so với mặt nước biển, cách chùa Bảo Sái men theo triền núi khoảng 184m. Ngôi chùa lúc ẩn, lúc hiện trong những tầng mây mang âm hưởng huyền linh của thiên giới.
An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
An Kỳ Sinh hay Yên Kỳ Sinh là bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá. Theo sử sách, từ thuở sơ khai, Yên Tử đã là một ngọn núi thiêng nổi tiếng khắp nước Việt. Chính vì vậy, vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên đã có đạo sỹ tên Yên Kỳ Sinh – đạo sỹ giỏi nối tiếng xứ Trung Hoa đến đây tu luyện rồi hóa đá. Dấu tích xưa nay vẫn còn lại một pho tượng đá cao 2m, hình người, đứng chắp tay hướng về phương Bắc.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đúc trực tiếp trên bệ theo công nghệ đúc nổi (khuôn nằm trên mặt đất) hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công ở địa hình núi đá hiểm trở, chật hẹp cao gần 1 000 m so với mực nước biển.
Bảo tượng Phật Hoàng cao 12,6 m, nặng khoảng 139 tấn.
Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng nằm trên đỉnh núi Yên Tử, trong quần thể di tích thắng cảnh trải dài 20 km.
Chùa Đồng còn có tên là Thiên Trúc Tự nằm ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển được xây dựng từ thời Lê (980-1009). Đây cũng là điểm cao nhất và cuối cùng trong lịch trình đi Yên Tử. Chùa Đồng cũng là biểu tưởng của Yên Tử, là đích đến cuối của mỗi người dân, du khách mỗi khi đến đất Phật.
Cáp treo đi núi Yên Tử, lên chùa Đồng
Dưới đây là sơ đồ, thông tin và giá vé cáp treo Yên Tử update mới nhất năm 2018. Bảng giá vé có thay đổi theo thời gian, bạn nhớ check thêm tại đây nhé! Bạn có thể xem để lên ngân sách cho chuyến đi tìm hiểu về lịch sử chùa Yên Tử.
Sơ đồ cáp treo Yên Tử (nguồn ảnh Internet)
Chúc các bạn có một chuyến đi ý nghĩa!
…
Vậy là sau chuyến đi này, bạn có thể “cào” thêm tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ cào Việt Nam của mình rồi!
Đọc thêm:
Những điều cần biết khi đi du lịch Đài Loan tự túc
Những điểm đến “must do” ở đảo ngọc Phú Quốc
Tổng hợp kinh nghiệm đi Singapore tự túc dành cho bạn gái
Hướng dẫn thăm quan Rừng đá Thạch Lâm từ Côn Minh
Bạch Thủy Đài Baishuitai đã “thả thính” phượt thủ như thế nào?
Bí kíp, kinh nghiệm xin Visa du lịch Châu Âu – Schengen tự túc
Kinh nghiệm Phượt một mình về di tích Tân Trào, Tuyên Quang
Trải nghiệm bay dù lượn Mù Cang Chải Yên Bái – Bay trên mùa Vàng
Về thăm những ngôi chùa ở Bắc Ninh
Ngược dòng thời gian 1 ngày lạc lối ở Angkor Wat – Campuchia
Tớ đã “đổ” chương trình Người Sống Sót như thế nào?
Tuyển tập các Blogger người nước ngoài nói về Việt Nam
Phượt 3 ngày: Săn mây Tà Xùa – Mộc Châu mận ửng hồng
14 điểm vui chơi ở Hà Nội khiến bạn lưu luyến không quên
Du lịch một mình – CỰC VUI CỰC THÍCH nhưng luôn có những vấn đề!
Phượt Mộc Châu – Trái tim Xanh của đất trời
Chia sẻ kinh nghiệm du lịch hồ Ba Bể 1 ngày ngắm bướm bay dành cho bạn gái