Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch Hải Dương, Hồ Tiểu Giang mong muốn chia sẻ kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết để khám phá mảnh đất, lịch sử và con người nơi đây.
Di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc nằm tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt” gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của hai vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Trãi. Đây cũng là nơi chốn sơ khai của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm nhà Trần.
Cụm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc nằm cách Hà Nội khoảng 70 km. Bạn hoàn toàn có thể đi và về trong ngày. Vì phải leo núi nhiều, nên bạn chú ý đi giày thấp cho thoải mái.
Kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc
Hướng dẫn đi Côn Sơn Kiếp Bạc từ Hà Nội
Do cùng nằm trên đường đi Quảng Ninh, bạn có thể có kết hợp chuyến đi đến các địa điểm của Quảng Ninh như chùa Ba Vàng , chùa Yên Tử , Cô Tô , Hạ Long, Quan Lạn…
Mặc dù nằm trên địa phận Hải Dương, nhưng khi bắt xe đi từ Hà Nội, bạn không thể bắt xe đi Hải Dương hay Hải Phòng qua đó màphảibắt xe đi Quảng Ninh.
- Di chuyển bằng xe khách: Bạn bắt xe khách đi Cẩm Phả / Bãi Cháy / Móng Cái ở bến xe Mỹ Đình, với các hãng xe Kumho Việt Thanh, Đức Phúc, Kalong. Bạn nhờ nhà xe khi nào đếnngã ba Sao Đỏthì cho xuống. Giá xe khoảng 60-80k/lượt.
Từ ngã ba Sao Đỏ, bạn đi xe ôm hoặc taxi vào Côn Sơn.
- Di chuyển bằng xe máy: Bạn đi cầu Vĩnh Tuy là gần nhất để ra đường 5. Sau đó, bạn bật Google map để đi. Đường thẳng, to đẹp, không nhiều đoạn rẽ, dễ đi nên bạn cứ tự tin là được.
- Ô tô tự lái: Bạn di chuyển theo hướng đường 18 đi Phả Lại, qua cầu Phả Lại khoảng 50 km là đến ngã ba Sao Đỏ, đi theo hướng Quảng Ninh khoảng 1 km thì rẽ trái, sau đó đi thẳng là tới Côn Sơn.
Kinh nghiệm đi Côn Sơn Kiếp Bạc
Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn nằm ngay chân núi Côn Sơn, giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân.
Tương truyền đây là nơi Thiền Phái Phật Giáo Trúc Lâm Đại Việt ra đời từ thế kỷ XIV. Tại chùa Côn Sơn, vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã viết “Bình Ngô Đại Cáo” – bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta.
Bạn leo lên núi có thể thấy bàn cờ tiên, ghé thăm Giếng Ngọc, suối Côn Sơn. Nếu bạn tò mò bàn cờ tiên như thế nào, và cũng leo hì hục như mình để tận mắt chứng kiến chắc chắn sẽ bất ngờ với những gì mình chứng kiến!
Đền thờ Nguyễn Trãi
Đền thờ Nguyễn Trãi được xây dựng gần nơi có đền thờ Thân mẫu ông là bà Trần Thị Thái. Đền thờ có vị trí phong thủy vô cùng ý nghĩa, thế tựa núi nhìn sông: Phía sau là Tổ Sơn, phía trước là hồ nước rộng, sau đó là núi Trúc Thôn, núi Phượng Hoàng, núi An Lạc, 2 bên là núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân – chính là tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ.
Phía sau đền thờ Nguyễn Trãi là nơi Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học năm xưa. Nay chỉ còn dấu tích nền nhà xưa cùng với phiến đá lớn được gọi là Thạch Bàn.
Cách đền thờ Nguyễn Trãi không xa là đền thờ Trần Nguyên Hãn. Ông là đại công thần nhà Lê và là em họ của Nguyễn Trãi.
Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc được xây dựng nhằm tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã có công đánh thắng quân Nguyên Mông.
Đền Kiếp Bạc được xây dựng trên nền dinh cơ cũ của Hưng Đạo Đại Vương, trong thung lũng Kiếp Bạc, có thế tựa lưng vào núi Trán Rồng, nhìn ra sông Lục Đầu. Ngoài khu đền chính, quần thể còn có hai ngôi đền trên núi Nam Tào và Bắc Đẩu.
Để ghi nhớ công lao của Hưng Đạo Vương, vua Trần đã cho xây dựng đền thờ ông ngay cả khi ông còn sống nên được gọi là Sinh Từ. Do sự tàn phá của thời gian, Sinh Từ chỉ còn là một phế tích.
Ngoài ra, Kiếp Bạc còn có di tích Hang Tiền, nằm dưới chân núi Bắc Đẩu cách Kiếp Bạc chừng 500m về phía Bắc. Trước kia, đây là nơi cất dấu ngân khố của phủ đệ Trần Hưng Đạo phục vụ kháng chiến. Núi Trán Rồng nằm ở phía sau đền Kiếp Bạc là nơi lưu giữ nhiều di tích, di chỉ khảo cổ thời Trần.
…
Núi Côn Sơn quanh năm đều có vẻ đẹp riêng, bạn có thể để đến đây vào bất cứ lúc nào.
Thường sau Tết, khu di tích rất đông du khách thập phương. Nếu đi dịp này bạn nên cố gắng đi vào ngày thường.
Như mình đã chia sẻ, cung đường phượt Côn Sơn Kiếp Bạc là cung đường trekking thú vị, khi bạn phải leo bộ khá nhiều, nhưng lại không quá dài quá dốc. Nên đây sẽ là một điểm đến mang lại cho bạn sự năng động sau chuỗi ngày dài làm việc bên máy vi tính.
…
Tip hay:Nếu đi xe máy hoặc chủ động phương tiện di chuyển, chiều về bạn có thể đến cánh cánh đồng cây rễ chụp ảnh.
Cây rễ hay còn gọi là cây thanh hao, có hoa màu trắng. Theo truyền thuyết, Tư đồ Trần Nguyên Đán sau khi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn đã trồng rất nhiều thông còn vợ ông trồng cây rễ. Kể từ đó, cây thông và cây rễ gắn liền với mảnh đất Côn Sơn.
Thời điểm đẹp nhất của cây rễ là lúc cây xanh tươi, hoa trắng nở li ti thơm ngát. Cây rễ được thu hoạch 2 vụ/năm, vào khoảng tháng 6 và tháng 11 âm lịch. Sau khi cắt về đem phơi khô, đập bớt lá, cây rễ được buộc chặt lại thành cây chổi dùng để quét sân vườn. Vậy nên thời điểm đẹp nhất bạn có thể chụp những bức ảnh ngút ngàn ở đây là trước khi thu hoạch, khoảng tháng 6 tháng 11 dương hàng năm.
Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ!
…
Bạn nhớ “cào” thêm Hải Dương trên bản đồ cào Việt Nam của mình nhé!
Đọc thêm:
Leo núi Bài Thơ Hạ Long – Địa điểm “sống ảo” thần sầu của giới trẻ
Những điều cần biết khi đi du lịch Đài Loan tự túc
Những điểm đến “must do” ở đảo ngọc Phú Quốc
Hướng dẫn thăm quan Rừng đá Thạch Lâm từ Côn Minh
Bạch Thủy Đài Baishuitai đã “thả thính” phượt thủ như thế nào?
Bí kíp, kinh nghiệm xin Visa du lịch Châu Âu – Schengen tự túc
Kinh nghiệm Phượt một mình về di tích Tân Trào, Tuyên Quang
Trải nghiệm bay dù lượn Mù Cang Chải Yên Bái – Bay trên mùa Vàng
Về thăm những ngôi chùa ở Bắc Ninh
Tớ đã “đổ” chương trình Người Sống Sót như thế nào?
Tuyển tập các Blogger người nước ngoài nói về Việt Nam
Phượt 3 ngày: Săn mây Tà Xùa – Mộc Châu mận ửng hồng
14 điểm vui chơi ở Hà Nội khiến bạn lưu luyến không quên
Du lịch một mình – CỰC VUI CỰC THÍCH nhưng luôn có những vấn đề!