Một công đến vùng đất cách mạng Tuyên Quang, bên cạnh lễ hội rước đèn Trung Thu lộng lẫy, nhớ du lịch Tân Trào tự túc nhé bạn!

Sau buổi tối tưng bừng bênnhững chiếc đèn lồng khổng lồ, sáng hôm sau, mình tiếp tục du lịch Tân Trào tự túc.

Bạn đã có kế hoạch riêng cho mình chưa? Chuẩn bị thôi nào!

Sáng, check out, mình gửi hành lý rồi xách ba lô lên đường.

Mảnh đất Tân Trào hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nên từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945, được chọn làm “Thủ đô Kháng chiến”. Trong những năm tháng cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954, nơi đây ghi dấu hình ảnh Bác Hồ ở và làm việc cũng như những tình cảm sâu nặng của đồng bào các dân tộc ở Tân Trào đối với Bác.

Khu di tích lịch sử Tân Trào được công nhận là Khu di tích Quốc gia đặc biệt. Tọa lạc trên 11 xã thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) với tổng diện tích 531 km vuông.

Cây đa Tân Trào là nhân chứng lịch sử của đất nước. Dưới gốc đa này, chiều 16/8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và làm lễ xuất quân để quân Giải phóng lên đường về giải phóng Thủ đô Hà Nội.

….

Lúc đấy Tuyên Quang chỉ có tuyến xe bus duy nhất để đi du lịch Tân Trào tự túc, là tuyến số 1, nhưng báo chí lại đưa tin có 4 chuyến! Hic. Thông tin sai lệch khiến mình cực vất vả và mất thời gian.

Vòng qua vòng lại hỏi người dân chán chê, không có chuyến xe bus như dự kiến nên mình đành đi tuyến duy nhất. Chuyến bus này bây giờ vẫn hoạt động, chạy từ Đại Học Tân Trào, qua thành phố Tuyên Quang đi Thị Trấn Sơn Dương. Bạn xuống ở Sơn Dương rồi tìm cách đi tiếp về khu di tích lịch sử Tân Trào.

Hôm qua chót lạm phát nhiều tiền nên hôm naymình quyết định đi bộ 2,3 km ra bến xe bus chứ không gọi xe ôm, vừa để ngó nghiêng thành phố một chút. Hóa ra, dấu tích của Thành Cổ nằm ngay gần bến xe bus, khu trung tâm tấp nập. Vốn định thăm thành cổ chiều nay nhưng số trời đã định, mình đi thăm thành nhà Mạc luôn!

du lịch tân trào tự túc
Thành cổ Tuyên Quang nằm giữa ngã tư, phố phường hiện đại

Thành cổ Tuyên Quang được xây dựng từ năm 1592, thời nhà Mạc, đã hơn 400 năm tuổi nên còn được gọi là Thành nhà Mạc. Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thủy bộ thuận lợi.

Lịch sử chép lại rằng, năm 1592, Thành cổ nhà Mạc chỉ xây trong một đêm đã hoàn tất! Thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m, cao 3,50 m, dày 0,8 m, diện tích 75.625 m2. Ở trung tâm mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt. Giữa vành bán nguyệt là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói.

du lịch tân trào tự túc
Cổng thành nhà Mạc dưới tán cây xanh (Nguồn Internet)

Bao bọc quanh thành là đường hào ngập nước, theo chủ trương phòng thủ “thành cao, hào sâu” thời trung cổ. Gạch xây thành có kích thước lớn, làm bằng đất nhiều quặng sắt rắn chắc. Đây là kiểu gạch đặc trưng của thời Lê.

Trải qua nhiều biến động lịch sử, thời gian và sự phát triển của đô thị, Thành nhà Mạc đã bị chia cắt. Hiện nay thành chỉ còn lại một phần dấu vết xưa với hai cổng thành phía Tây và phía Nam đã đổ nát và một đoạn tường thành dài chưa đến 100 m.

Trên xe bus đi du lịch Tân Trào tự túc, mình gặp một em gái đang học cấp 2, nhà ở Sơn Dương nhưng học ở thành phố Tuyên Quang. Em đang bắt bus về thăm cha mẹ dịp cuối tuần. Em kể với mình rất nhiều về quê hương em. Xe bus đi đến thị trấn Sơn Dương là khỏang 40 phút.

Chú phụ xe cho mình dừng ở điểm thuận lợi nhất để du lịch Tân Trào tự túc . Giữa trưa, nắng vỡ đầu, mình xuống xe nhanh chóng quan sát để gọi xe ôm.

Đang tìm xe thì một chiếc xe ô tô màu đen 4 chỗ đi qua, linh tính mách bảo, mình ra hiệu xin dừng xe và hỏi chị gái trên xe:

– Chị ơi, cho e hỏi đường đi Tân Trào với ạ!

Chị ấy bảo, chị cũng là khách nên không biết, chị ấy cũng đang đi du lịch Tân Trào tự túc. Thấy thế mình liền xin chị cho đi nhờ. Xin xong thì thấy ghế sau 2 con chị ngồi rồi nên mình nghĩ là không được nên cảm ơn rồi quay ra. Nhưng vừa quay đi thì chị gọi lại, đồng ý cho mình đi cùng! Thế là mình đi với gia đình chị ấy!

Cảm ơn gia đình chị vô cùng!

Gia đình chị 4 người, chồng chị lái xe và chị ngồi ghế trước. Hai bé, một bé học tiểu học, một bé học mẫu giáo ngồi sau. Nhà chị đang sinh sống ở Hà Nội. Cũng như mình, Trung Thu chị cho hai bé về xem rước đèn lồng khổng lồ rồi hôm sau đi du lịch Tân Trào. Hai bé còn nhỏ, ngoan ngoãn nhường cho mình cùng ngồi hàng dưới.

du lịch tân trào tự túc
Cảm ơn chị đã cho mình đi nhờ xe…

Chị cũng hỏi thăm sao mình lại chọn đi một mình như thế. Thật sự rất biết ơn chị đã tin tưởng cho mình đi nhờ giữa trưa nắng, đường vắng và ở nơi xa lạ thế này!

Quãng đường vào khu di tích Tân Trào còn hơn 10 km. Đường vào khu di tích có đoạn có hai hàng cây xanh đẹp và mát diệu kỳ.

du lịch tân trào tự túc
Hai hàng cây xanh tuyệt đẹp vào khu di tích Tân Trào (Nguồn Internet)

Khu di tích khá vắng vẻ dù hôm nay là chủ nhật.

Khu di tích Tân Trào như một vườn cây xanh mát, rộng lớn, tạo nên một thế giới hoàn toàn khác biệt với cái oi nóng bên ngoài.

du lịch tân trào tự túc
Khu di tích Tân Tào rợp bóng mát (Nguồn Internet)

Nhiều mô hình lán được giữ gìn hoặc dựng lại từ những ngày tháng ấy. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn của đồng bào miền núi, ẩn mình dưới những tán cây. Cột làm bằng thân cây chôn xuống đất, rui mè bằng tre nứa, mái lợp lá gồi.

du lịch tân trào tự túc
Lán Nà Nưa nơi Bác Hồ làm việc (Nguồn Internet)

Lán Nà Nưa là nơi Bác Hồ ở và làm việc. Địa điểm dựng lán đáp ứng được yêu cầu của Bác đề ra, đó là “gần nguồn nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái”.

du lịch tân trào tự túc
Bác Hồ từng có thời gian gắn bó với vùng đất này (Nguồn Internet)

Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ. Gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi, gian ngoài là nơi Bác làm việc và tiếp khách. Tại căn lán đơn sơ này, nhiều văn kiện, chỉ thị, chủ trương, kế hoạch liên quan đến Cách mạng tháng Tám đã được Bác Hồ soạn thảo.

Quanh khu vực lán Nà Nưa có lán Cảnh vệ, lán Điện Đài, lán Đồng Minh…

Nhân vật được tìm kiếm nhiều nhất trong ngày là cây đa Tân Trào đã quen nhìn qua sách báo, truyền hình.

Trong khuôn viên khu di tích córất nhiều cây đa. Mà kỳ lạ sao, hình dáng cũng sao y bản chính, tươi xanh và khổng lồ. Có cây còn đứng một mình giữa tán cây thấp làm ai cũng tưởng đấy là gốc đa Tân Trào huyền thoại, chụp ảnh chán chê mới biết là chụp nhầm!

du lịch tân trào tự túc
Cây đa Tân Trào trong tưởng tượng của bọn mình – hình ảnh quen thuộc trên báo chí (Nguồn Internet)

Đi mãi vẫn không biết đâu là cây đa Tân Trào “gốc”. Về sau, gặp một đoàn thăm quan có hướng dẫn viên du lịch, gia đình chị cùng mình mới tìm thấy cây đa Tân Trào.

Cây Đa lúc đấy đang ốm, được quây bảo vệ riêng. Thân to lớn nhưng cành bị chặt mất nên không còn hình dạng khỏe mạnh như trong ảnh.

Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân trong vùng gọi là “cây đa ông” và “cây đa bà” mọc cách nhau khoảng 10m. Năm 1993, do bão nên “cây đa ông” bị đổ chỉ còn một nhánh nhỏ, còn “cây đa bà” cũng có dấu hiệu của sự tuổi tác, lá nhỏ, vàng và một số ngọn nhỏ bị chết.

du lịch tân trào tự túc
Cây đa Tân Trào hiện đang được chữa bệnh

Đến đầu năm 2008, Cây đa Tân Trào chỉ còn duy nhất cành hướng Đông Bắc còn sống nhưng lá không tốt, các rễ chính gần như đã hỏng. Do đó, một thời gian dài, cây đa Tân Trào đã được cách ly, chăm sóc và chữa bệnh.

Chị vừa đi, vừa giải thích cho các con về lịch sử nơi đây.

Trên đường về cùng gia đình anh chị, có gặp vài đoàn phượt xe máy cắm cờ đỏ sao vàng đi ngược vào khu di tích.

Từ đây, anh chị có thể qua Vĩnh Phúc rồi về thẳng Hà Nội. Anh chị còn ngỏ ý, hỏi mình có muốn về Hà Nội luôn với anh chị không? Sẽ thật tuyệt vời khi về Hà Nội với anh chị trừ việc mình để hành lý tại khách sạn mất rồi!

Anh chị thả mình lại điểm gặp gỡ…

Tạm biệt và cảm ơn anh chị rất nhiều!

Thời điểm đấy, mình không nghiên cứu kỹ đường nên không biết mình vòng lại thành phố Tuyên Quang là đi đường vòng, mất thêm thời gian.

Trở lại thành phố, điểm đến cuối cùng của mình là Quảng Trường Nguyễn Tất Thành. Nơi đây chính là địa điểm Bác Hồ về thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tuyên Quang vào năm 1961. Quảng trường Nguyễn Tất Thành có diện tích trên 4,5 ha, có sức chứa 20.000 người, là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, chính trị – xã hội của tỉnh.

du lịch tân trào tự túc
Quảng trường Nguyễn Tất Thành (Nguồn Internet)

Tượng đài Bác Hồ được đặt dưới chân núi Thổ Sơn, kết nối với quảng trường bởi lễ đài và khán đài có sức chứa 1.000 chỗ ngồi.

Quảng trường Nguyễn Tất Thành chính là nơi diễn ra Lễ hội rước đèn Trung Thu Tuyên Quang hằng năm, là nơi mà mỗi chiếc đèn đi qua đều được lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất và được chào đón nồng nhiệt nhất! Và đêm lễ hội, mọi nẻo đường dẫn về đây đều tắt nghẽn!

Vào ngày thường, đây là nơi người dân tu họp, gặp gỡ…

Xe khách về Hà Nội đúng đợt cao điểm, nên rất đông.

Chuyến đi Tuyên Quang ngắmlễ hội rước đèn Trung Thu2 ngày 1 đêm, du lịch Tân Trào tự túc mình may mắn đi nhờ xe được một số đoạn, thuê được phòng giá rẻ, nên chi phí chỉ 400k/người.

Nếu hứng thú hãy chia sẻ câu chuyện và cảm xúc của bạn đến Hồ Tiểu Giang nhé!

Vậy là mình có thể “cào” thêm Tuyên Quang trên bản đồ cào Việt Nam của mình rồi!

Đọc thêm:

Rước Đèn Trung Thu ở Tuyên Quang – Trở lại tuổi thơ (Phần 1 )

Rước Đèn Trung Thu ở Tuyên Quang – Trở lại tuổi thơ (Phần 2 )

The Mid-Autumn Lantern Parade in Tuyen Quang – Get back to our childhood (English Version) – Part 1

The Mid-Autumn Lantern Parade in Tuyen Quang – Get back to our childhood (English Version) – Part 2

Lạc lối ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh)

Kinh nghiệm du lịch Ai Cập tự túc dành cho chị em

12 lý do Con gái nên du lịch một mình một lần trong đời

14 bí kíp “không thể không biết” khi chị em du lịch một mình

Tổng hợp Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc 

Nhật ký Vân Nam – Hồ Nam: Phá đảo Thành phố Côn Minh (Phần 2)

Nhật ký Vân Nam – Hồ Nam: Đại Lý Huyền Thoại từ trang tiểu thuyết (Phần 3)

Thủ tục xin visa du lịch Trung Quốc dành cho bạn làm lần đầu

Từ trải nghiệm thực tế xếp hàng xin visa đến văn hóa xếp hàng

Du lịch Koh Rong tự túc ký sự: Hốt hoảng vì muộn tàu, chiến đấu với bọ chét (P1)

Kinh nghiệm đi du lịch Thượng Hải tự túc: Tô Châu – Hàng Châu – Hoành Điếm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here